Ngựa hoang Mông Cổ hay còn được gọi theo tên khác là ngựa hoang châu Á là những con ngựa hoang phân bố trên những thảo nguyên ở Mông Cổ. Giống ngựa này là một trong những biểu tượng của hệ động vật Mông Cổ và là tổ tiên của giống ngựa Mông Cổ. Chúng được phát hiện vào khoảng năm 1880 tại khu vực sa mạc Gobi.
Dưới đây là 10 điều có thể bạn chưa biết về loài ngựa hoang Mông Cổ này:
Tên của giống ngựa này là gì?
Điều đầu tiên bạn nên biết về ngựa hoang Mông Cổ (Przewalsk’s Horse) là làm thế nào để phát âm đúng tên của nó. “Przewalski” là một từ Ba Lan bắt nguồn từ cái tên Nikolai Przhevalsky, được phát âm là shuh-VAL-skee. Trong tiếng Anh, bạn có thể gọi nó là "P-horse" và hầu hết các nhà bảo tồn, các nhà động vật học, những người trông giữ vườn thú và những người quản lý sẽ biết nó nghĩa là gì.
“Przewalski” hay “Przhevalsky”? Vào thời điểm đó, người ta cho rằng ngựa hoang Mông Cổ lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Nga, ông Nikolai Przhevalsky (1839 – 1888). Tuy nhiên sự thật là nó đã được phát hiện trước đó, nhưng lại không được đặt tên. Vì một số lý do nào đó – mà tác giả không hoàn toàn chắc chắn tại sao – cách phát âm của Ba Lan lại liên quan đến động vật nhiều hơn của Nga. Con ngựa hoang Mông Cổ lần đầu tiên được nhìn thấy bởi một người châu Âu vào thế kỷ 15. Một nhà văn người Đức tên là Johann Schiltberger đã ghi lại mô tả về con vật này trong một cuốn nhật ký của ông - "Tạp chí chuyên về các vật linh thiêng" lúc ông là tù nhân ở Mông Cổ. Người Mông Cổ đã khá quen thuộc với ngựa hoang Mông Cổ trước khi chuyến thăm của Schiltberger diễn ra, nhưng họ gọi chúng là “tahki”. Những tên khác được chấp nhận như: ngựa hoang châu Á, ngựa hoang của Przewalski, hoặc ngựa hoang Mông Cổ. Có một thời gian khi nó được gọi là "tarpan", nhưng hầu như mọi người đều đồng ý rằng đó không phải là ngựa hoang Á-Âu.
Đây là giống ngựa gì?
Mọi người đều đồng ý với quan điểm rằng giống ngựa hoang Mông Cổ này không mang dòng dõi của loài ngựa hoang Á-Âu, tuy nhiên vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau đằng sau đó. Một sự thật không thể phủ nhận chúng là loài ngựa có dòng máu hoang dã và không được thuần hóa. Trong khi đó có một số loài ngựa hoang dã khác như dòng Mustang Hoa Kỳ xuất thân từ những con ngựa trốn khỏi bầy đàn, sớm thích ứng được cuộc sống bên ngoài, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của con người và đã được thuần hóa. Nhiều người cho rằng đặc điểm này của ngựa hoang Mông Cổ đều xuất hiện ở hầu hết các họ hàng của nó từ loài lừa Châu Phi hay ngựa vằn, chúng cũng chưa bao giờ được thuần hóa thành công.
Trong khi có những người cho rằng tất cả các con ngựa thuần hóa (Equus caballus) đều có nguồn gốc từ ngựa hoang Mông Cổ (Equus przewalskii) thì bằng chứng di truyền gần đây đã cho kết quả ngược lại. Vào năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật sắp xếp để xác định rằng ngựa hoang Mông Cổ hình thành từ nhánh riêng của nó, tách biệt với các dòng dõi ngựa khác bao gồm cả ngựa thuần hóa. "Các kết quả của chúng tôi cho thấy ngựa hoang Mông Cổ có nguồn gốc cổ đại và không phải là tổ tiên của ngựa thuần", họ cho biết thêm. "Việc phân tích số lượng lớn các dữ liệu được trình bày ở đây cho thấy các dòng ngựa hoang Mông Cổ và dòng dõi ngựa thuẩn khác nhau ít nhất 117.000 năm trước". (Các nghiên cứu khác đưa ra sự khác biệt gần hơn, cách đây 38-72 nghìn năm). Sự giống nhau của chúng là cả hai dòng ngựa thuần và ngựa hoang Mông Cổ đều có nguồn gốc từ tổ tiên chung, tương tự như cách con người và tinh tinh chia sẻ cùng một tổ tiên, chứ không phải là một trong hai loài này bắt nguồn từ loài khác.
Giống sinh sản
Thông thường, các loài có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau rất khó sinh sản với nhau và con của chúng cũng không có khả năng sống sót. Ví dụ, ngựa thuần có 64 cặp nhiễm sắc thể và lừa có 62. Khi chúng giao phối và sinh ra con la, chúng sẽ có 63 cặp nhiễm sắc thể và không thể đẻ con. Ngựa hoang Mông Cổ có 66 nhiễm sắc thể - một đặc trưng của dòng họ ngựa. Khi một con ngựa hoang Mông Cổ và một con ngựa thuần giao phối và sinh sản, con của chúng sẽ được sinh ra với 65 nhiễm sắc thể. Một điều đáng ngạc nhiên là những đứa con này thường có thể sống được. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh ngựa hoang Mông Cổ và ngựa thuần vẫn được coi là những loài riêng biệt.
Sự suy giảm loài ngựa hoang Mông Cổ
Ngựa hoang Mông Cổ đã trở nên nổi tiếng với khoa học phương Tây khi ông Przhevalsky mô tả nó vào năm 1881. Đến năm 1900, một thương gia người Đức tên là Carl Hagenbeck đã bắt được hầu hết số ngựa này. Hagenbeck – một người bán động vật kỳ lạ, chuyên cung cấp động vật cho các vườn thú trên khắp châu Âu và cho P.T. Barnum. Di sản của ông cho thế giới vườn thú bao gồm rất nhiều loại - ông là một trong số những người đầu tiên vận động các kiểu vườn thú mang nhiều đặc điểm của môi trường tự nhiên hơn. Đến thời Hagenbeck qua đời vào năm 1913, hầu hết các con ngựa hoang Mông Cổ trên thế giới đều sống trong tình trạng bị bắt. Nhưng nó không phải lỗi của Hagenbeck. Ngựa hoang Mông Cổ đã bị săn bắt quá mức trước khi Hagenbeck động tay vào chúng, và một số đàn hoang dã còn lại vẫn tiếp tục bị mất môi trường sống đặc biệt vào thời gian mùa đông khắc nghiệt giữa những năm 1900. Một đàn ngựa sống ở vùng Askania Nova của Ukraine đã bị giết toàn bộ bởi các lính Đức trong Thế chiến II. Năm 1945, chỉ còn lại 31 con ngựa hoang Mông Cổ trên thế giới và chúng được giữ trong hai vườn thú, một ở Munich và một ở Prague. Vào cuối những năm 1950, chỉ còn lại 12 con.
Việc bảo tồn
Tất cả ngựa hoang Mông Cổ còn sống ngày nay là hậu duệ của 9 trong số 31 con ngựa được lưu giữ vào năm 1945. Trong thời gian đó, Hiệp hội động vật học London đã làm việc cùng với các đội nghiên cứu Mông Cổ để bảo tồn loài động vật này. Các chương trình chăn nuôi gia súc đã thành công đến mức chỉ trong 50 năm, loài ngựa hoang Mông Cổ đã phục hồi được hơn 1500 cá thể vào đầu những năm 1990. Khoảng 300 con ngựa hoang Mông Cổ đã được đưa trở lại với môi trường sống của chúng. Chúng được chăn thả tại các cánh đồng của Vườn Quốc gia Khustain Nuruu, khu bảo tồn thiên nhiên Takhin Tal, Vườn Quốc gia Khar Us Nuur và khu bảo tồn Khomiin Tal. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa thành công một nhóm nhỏ vào khu bảo tồn gần sa mạc Gobi, khu bảo tồn Askania Nova ở miền Nam nước Nga và Vườn Quốc gia Hortobágy Hungarian. Ngạc nhiên hơn khi một đàn các con ngựa hoang Mông Cổ có khả năng sinh sản thành công trong khu vực cấm Chernobyl - nơi trú ngụ của rất nhiều động vật hoang dã. Chưa đầy một thập kỷ trước, IUCN đã phân loại lại loài ngựa này từ các loài từ "tuyệt chủng trong tự nhiên" sang "nguy cấp".
Hợp tác quốc tế
Nhờ vào công trình của Tổ chức Bảo tồn và Bảo vệ ngựa hoang Mông Cổ của Hà Lan, loài ngựa này được buôn bán giữa các chương trình nhân giống khác nhau để tối đa hóa sự đa dạng di truyền. Mặc dù chỉ được nhân giống bởi 9 con ngựa, số lượng hiện tại của ngựa hoang Mông Cổ đã trở nên bền vững về mặt di truyền. Vườn thú Praha là nơi thực hiện ghi chép và lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc của mỗi con ngựa hoang Mông Cổ trên hành tinh.
Theo dõi liên tục
Những con ngựa được đưa vào Vườn Quốc gia Hortobágy ở Hungary đã được các nhà khoa học tiếp tục theo dõi và chăm sóc nhằm mục đích hiểu được hành vi tự nhiên của chúng. Các nghiên cứu về cấu trúc và hành vi xã hội của ngựa hoang Mông Cổ vẫn tiếp tục hỗ trợ các công trình quản lý và chăn nuôi trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đã khám phá được rằng ngựa hoang Mông Cổ thường sống trong bầy đàn nhỏ, bao gồm một con đầu đàn trưởng thành, một đến ba con cái trưởng thành và con của chúng. Những con ngựa chưa trưởng thành ở lại trong đàn từ hai đến ba năm trước khi họ đi tìm những bạn tình tiềm năng. Nhiều bầy kết hợp để hình thành các đàn ngựa hoang di chuyển cùng nhau để tìm kiếm thực phẩm.
Cuộc phẫu thuật đầu tiên
Năm 2007, các nhà nghiên cứu thú y từ Vườn thú Quốc gia đã thực hiện thành công thí nghiệm thắt ống dẫn trứng đầu tiên trên loài ngựa hoang Mông Cổ. Tuy đây không phải là lần đầu các thí nghiệm thắt ông dẫn trứng được thực hiện nhưng nó là cuộc thí nghiệm đầu tiên thành công trên động vật. Minnesota (tên của chú ngựa được phẫu thuật) ban đầu được thắt ống dẫn trứng vào năm 1999 khi nó đang ở vườn thú Minnesota. Cuộc phẫu thuật thành công này đã mang lại giá trị rất lớn về di truyền cho cả dòng họ ngựa hoang Mông Cổ.
Lần thụ tinh nhân tạo đầu tiên
Con ngựa hoang Mông Cổ đầu tiên được thụ tinh nhân tạo thành công vào cách đây không lâu (27/07/2013). Quá trình thụ tinh được diễn ra tại Viện Sinh học Bảo tồn Smithsonian (SCBI) ở Front Royal, Virginia – nơi chú ngựa mẹ được nuôi dưỡng. Chú ngựa con sinh ra được đặt tên là Anne.
Việc thu thập tinh dịch của ngựa đực để cấy vào ngựa cái không hề dễ dàng. Nhà sinh lý sinh sản Budhan Pukazhenthi - người trực tiếp thực hiện cuộc thí nghiệm, phát biểu với National Geographic News rằng "Quá trình thực hiện bắt đầu từ việc thu thập tinh dịch từ đàn ngựa sau đó sẽ theo dõi mức độ hoocmon ở ngựa đực đồng thời nghiên cứu chu kỳ động dục của ngựa hoang Mông Cổ so với ngựa thuần. Một thai kỳ khả thi mất bảy năm để thụ thai thành công”
Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp
Bạn muốn du lịch Mông Cổ?
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour du lịch Mông Cổ
Hotline tư vấn: 0366 55 66 77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh