Cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng trên 1.000 km về hướng Tây là núi thiêng Kailash, một khối đá đen lớn, vút cao hơn 22,000 feet được thế giới mệnh danh là "vũ trụ tâm linh", nơi mà Kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di, cũng là nơi duy nhất ngày xưa Đức Phật và 500 vị A-la-hán đặt chân đến. Bốn con sông lớn của tiểu lục địa Ấn Độ: sông Karnali (đổ vào sông Hằng), sông Indus, sông Sutlej và sông Brahmaputra đều bắt nguồn từ núi Kailash. Độ cao trung bình của khu vực là 4.700 mét so với mực nước biển. Độ cao của núi Kailash là 6.714 mét so với mực nước biển. Về phía tây của núi thiêng Kailash là dãy núi Karakorum, phía bắc là dãy núi Côn Lôn, phía đông là dãy núi Magyal Pomra và phía nam là dãy núi Himalaya.
Với đặc điểm riêng, núi thiêng Kailash là địa điểm linh thiêng được tôn sùng nhất thế giới nhưng hiếm người thăm viếng, một siêu thánh địa của cả bốn nền tôn giáo với hàng tỉ tín đồ: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và đạo Bonpo. Đối với các tín đồ của Phật giáo nguyên thủy, đó là nơi lưu trú của Sthavira Angaja, với một hội chúng gồm 1.300 vị A-la-hán, với các hành giả của Kim Cương thừa thì núi Kailash là Mạn-đà-la hay cung điện của Chakrasamvara. Tính chất thiêng liêng của núi Kailash và hồ Manasarovar đã được đề cập đến trong kinh điển. Với tín đồ của Ấn Độ giáo thì đó là nơi ở của thần Shiva. Núi Kailash cũng là nơi thiêng liêng của những người theo Kỳ Na giáo, bởi vì vị thánh đầu tiên của họ, hay Tirthankar, Bhagwan Rishabdevji, đã được Moksha (giải thoát) sau khi thiền định tại đấy. Với tín đồ của đạo Bonpo, núi Kailash là nơi linh thiêng mà ngài Miwo Shenrab, đấng sáng lập đạo Bonpo, đã giáng trần. Núi thiêng Kailash là “núi của sự sống” và hồ Manasarovar là “hồ của sự sống” của trái đất.
Sau chuyến hành trình gian khổ, kinh hành quanh đỉnh núi thiêng là một nghĩa vụ cam go mà những người hành hương phải đối mặt. Việc kinh hành quanh đỉnh núi theo chiều kim đồng hồ đối với tín đồ Phật giáo và ngược chiều kim đồng hồ đối với môn đồ đạo Bonpo với hy vọng gia tăng phước đức (merit) và năng lực siêu nhiên (thần thông) (psychic powers), được hiểu như là một Kora hay Parikrama, thông thường mất khoảng 3 ngày. Tuy nhiên một vài người hành hương có tốc độ di chuyển khác. Một số ít người thực hành phương pháp thở bí truyền còn gọi là Lung-gom, cho phép họ vòng quanh ngọn núi trong vòng 1 ngày vì năng lượng được cung cấp đầy đủ. Một số khác phải mất 2 đến 3 tuần thực hiện Kora bằng việc nằm sấp trên suốt quãng đường đi. Họ tin rằng đã có một người hành hương hoàn tất 108 vòng kinh hành quanh ngọn núi và đạt chứng ngộ. Hầu hết những người hành hương đến núi thiêng Kailash đều nhúng mình xuống Hồ Manosaravar gần đó, một nơi cực kỳ linh thiêng và dĩ nhiên cũng vô cùng lạnh giá. Từ "manas" có nghĩa là trí tuệ hoặc tỉnh thức.
Manosaravar có nghĩa là Hồ tỉnh thức và khai sáng, là hồ nước ngọt tọa lạc ở vị trí cao nhất thế giới (4.580m) và được coi là một trong những hồ thánh ở Tây Tạng. Theo truyền thuyết, những người uống nước hoặc tắm trong hồ này “sẽ rửa sạch những ô nhiễm và khóa cánh cửa phải tái sinh trong các cõi thấp kém”. Kế bên Manosaravar là Rakas Tal, hay còn gọi là Rakshas - Hồ ma quỷ.
Tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã có chuyến viếng thăm kỳ diệu đến núi Kailash vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, trong khi đạo Phật chỉ thâm nhập vào Tây Tạng thông qua Nepal và Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên. Những người Phật giáo Tây Tạng gọi Kailash là ngọn núi Kang Rimphoche, hay còn gọi là "Vật báu của thời kỳ băng tuyết", theo đó Kailash như là nơi trú ngụ của Demchog (Chakrasamvara) và vợ của ông là Dorje Phagmo. Ba ngọn đồi gần Kang Rimpoche được mọi người tin rằng là nhà của Bodhisatvas Mnjushri, Vajrapani và Avalokit eshvara. Cuộc hành hương đến ngọn núi thiêng và hai hồ thần kỳ là một trải nghiệm thay đổi cuộc sống và là một cơ hội để nhìn một số kì quan trên hành tinh.
Tham khảo: Tour hành hương núi thiêng Kailash & thánh hồ Manasarovar
Migola Travel