Nếu bạn đã từng nghe qua câu “Ai Cập là món quà của sông Nin” thì đừng vội khẳng định, bởi thực tế hầu như hoàn toàn trái ngược. Nếu không có sông Nin (Nile), người Ai Cập có lẽ sẽ khó tồn tại được trên mảnh đất này. Hay nói cách khác, con sông này mới chính là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Ai Cập. Khi mùa lũ về, sau khi nước rút sẽ để lại trên đất liền một lớp phù sa đen hay còn được người Ai Cập gọi là “Ar”. Lượng phù sa này vô cùng màu mỡ và được bồi đắp hàng năm chính là nơi canh tác trồng trọt, giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.
Tên gọi của sông Nin xuất phát từ hệ ngôn ngữ Xê – Mit (Semitic languages). Lúc đầu, nó có tên là Nahal, sau đổi lại thành Neilos, có nghĩa là “dòng sông thung lũng”. Không chỉ mang đến lượng phù sa màu mỡ cho đất liền, sông Nin còn mang đến những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn cho người Ai Cập. Nước sông giúp chống lại các hiện tượng xói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và cung cấp nguồn nước ngọt chính cho toàn vùng đất Ai Cập. Và chính tại hai bên bờ sông Nin, người Ai Cập bắt đầu tạo ra nền văn minh rực rỡ của cả loài người – Nền văn minh sông Nin.
Một số sự thật thú vị về sông Nin
Sông Nin bắt nguồn từ Burudi, một vùng đất nằm ở phía Nam xích đạo, chảy dọc theo vùng Đông Bắc Phi và cuối cùng mới chảy qua lãnh thổ Ai Cập trước khi đổ ra biển Địa Trung Hải.
Trước đây, sông Nin từng được cho là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6.853 km, nhưng sau đó người ta đã chứng minh được rằng con sông dài nhất phải là sông Amazone. Và đương nhiên, sông Nin là con sông dài thứ 2.
Đoạn đường của sông Nin chảy qua lãnh thổ Ai Cập kéo dài khoảng 1.500 km. Ngoài ra, nó chảy qua các nước Sudan, Burundi, Ethiopia, Zaire, Kenya, Uganda, Rwanda và Tanzania bởi vì thế nó còn được gọi là sông "quốc tế".
Sông Nin chảy qua các thành phố gồm: thủ đô Cairo của Ai Cập, các thành thố Khartoum, Gondokoro, Aswan, Karnak, Thebes và cuối cùng là thị trấn của Alexandria.
Sông Nin có hai nhánh chính tên là Blue Nin (Nin Xanh) và White Nin (Nin Trắng), nhánh quan trọng nhất là Nin Trắng bắt nguồn từ vùng xích đạo Đông Phi, rồi đến Nin Xanh bắt nguồn từ Ethiopia. Hồ Victoria, nằm giữa Uganda, Kenya và Tanzania, được xem là nơi bắt nguồn của dòng sông này. Hai nhánh sông chảy tới Khartoum thì gặp nhau, hợp lưu tạo nên sông Nin.
Trong quá trình xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập, sông Nin có một vai trò vô cùng quan trọng. Người Ai Cập lợi dụng dòng chảy của sông để đưa những khối đá nặng hàng chục tấn từ thượng nguồn về hạ lưu.
Aswan là một con đập cổ, được xây dựng ở vùng Aswan của Ai Cập. Vào những năm 1960 - 1970, một con đập mới được hoàn thành có tên High Dam (đập Cao). Con đập này có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế cũng như văn hóa của Ai Cập. Hiện tại, cả hai con đập đều góp phần vào việc kiểm soát lũ lụt và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là những cánh đồng bông hai bên bờ sông.
Khách du lịch Ai Cập khi tham quan sông Nin phải đặc biệt cẩn thận bởi nơi đây là nơi cư trú của rất nhiều cá sấu ăn thịt người. Một điều cực kỳ nguy hiểm là loại cá sấu này thường sống rất gần bờ sông, sát với những nơi có thể có người qua lại.
Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp
Bạn yêu thích du lịch và muốn một lần khám phá nền văn minh sông Nin?
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây:
Hotline tư vấn: 0366 55 66 77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh