Cuộc chiến thành Troy – Truyền thuyết hay lịch sử

Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng năm 1184 TCN, đây được xem là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp, được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey. Có có nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là một câu chuyện thần thoại chứ không có thực. Song những nghiên cứu lịch sử và khảo cổ mới đây đã chứng minh được cuộc chiến là có thật thông qua các dấu tích lịch sử còn lưu lại.

Cuộc chiến thành Troy được xem là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp

Nguyên nhân của cuộc chiến Thành Troy

Chuyện bắt đầu từ tiệc cưới của vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển Thetis. Tất cả các vị thần được vua mời tới dự tiệc, trừ Eris (Nữ thần Bất hòa, Xung đột, Lừa dối, Già nua, Buồn phiền), một nữ thần có tính nóng nảy, thường gây ra những tranh cãi giữa các thần. Tức giận, Eris đem đến buổi tiệc một quả táo vàng có khắc chữ: "Cho người đẹp nhất!" và đặt giữa bàn tiệc. Các nữ thần Hera, Aphrodite và Athens ai cũng cho rằng mình là người đẹp nhất và muốn nhận quả táo. Eris cố tình gây khó xử cho Zeus bằng cách đề nghị ông trao quả táo cho người phụ nữ đẹp nhất. Zeus khôn ngoan từ chối và chuyển nhiệm vụ khó khăn này sang Paris - chàng trai đẹp nhất châu Á, con trai thứ hai của Priam - vua thành Troy.

Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân vô cùng to lớn nếu anh trao quả táo cho họ. Hera hứa sẽ tặng Paris quyền lực không tưởng, Athens đề nghị tặng anh chiến thắng vinh quang trên chiến trường, Aphrodite hứa hẹn anh sẽ được người phụ nữ đẹp nhất trên thế gian để yêu thương. Cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite, một quyết định lưu danh muôn thuở và được truyền tụng nhau qua nhiều thế kỷ với tên gọi “Phán quyết Paris".

Tiệc cưới của vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển Thetis, nơi khởi đầu cho cuộc chiến thành Troy

Một thời gian sau đó, Paris tới thăm thành Sparta, được vua Sparta là Menelaus thiết đãi hết sức chu đáo. Tại đây Paris đã gặp và yêu Helen - con gái của Zeus và Leda, một người phụ nữ có sắc đẹp tuyệt vời. Nhưng thật không may, Helen đã lập gia thất với Menelaus. Đúng như lời hứa, nữ thần Aphrodite đã sử dụng phép thuật của mình để giúp đỡ Paris chiếm được trái tim của Helen. Khi Paris rời Sparta, Helen đã từ bỏ Menelaus để trốn theo Paris, cùng với một phần tài sản của Menelaus.

Tức giận, Menelaus phái “một nghìn tàu chiến” đến bao vây thành Troy trong cố gắng đoạt lại vợ và của cải. Sự kiện này khởi đầu cho một cuộc chiến thành Troy kéo dài cả thập kỷ do người Hy Lạp phát động.

Helen đã từ bỏ Menelaus để trốn theo Paris

Cuộc chiến thành Troy: truyền thuyết hay lịch sử

Câu chuyện cuộc chiến thành Troy do Homer ghi lại trong trường ca Iliad có từ khoảng năm 750 TCN. Giới sử gia Hy Lạp, tiêu biểu trong số đó là Herodotus và Thucydides, đều đồng tình với chuyện kể của Homer rằng thành Troy là một thành phố có thực, như sự mô tả trong Iliad, nằm gần Hellespont (eo biển hẹp ngày nay gọi là Dardanelles), và cuộc chiến thành Troy với người Hy Lạp, liên minh dưới thời vua Agamemnon xứ Mycenaea là một sự kiện có thật trong lịch sử.

Nhưng có không ít học giả và tác gia hiện đại tỏ ra hoài nghi về tính lịch sử của trận chiến, những nghi ngờ ấy dựa trên việc không hề có chứng cứ lịch sử rõ ràng nào xác minh được câu chuyện của Homer là có thật hay thậm chí khẳng định sự tồn tại của thành Troy trên bản đồ thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chủ đề chung trong trường ca Iliad của Homer nói về một trận chiến kéo dài đến tận vùng Tây Á (khoảng 1250 TCN theo tài liệu của Herodotus) bằng một lực lượng Hy Lạp liên minh – mà nguyên nhân là vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nô lệ là thuyết phục.

Cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều hoài nghi về sự có có thực của cuộc chiến này cũng như thành Troy

Bối cảnh Thời kỳ đồ đồng trong trường ca Iliad

Một điểm thú vị là trường ca Iliad có nhiều mô tả cụ thể giúp chúng ta hiểu hoàn toàn chính xác mặc dù thế giới Địa Trung Hải ở thế kỷ 13 TCN rất xa cách với thời Homer sống. Bằng chứng là ở Quyển Nhì của trường ca, có bảng liệt kê và mô tả từng phần về 164 thành phố được cho là đã cử các đạo quân vũ trang để hỗ trợ cuộc chiến bao vây thành Troy. Nhiều địa điểm rất nổi tiếng được Homer liệt kê khi ông còn sống, nhưng cũng có một số địa danh đã bị bãi bỏ vào thời của Homer như Michael Wood đã nêu rõ trong quyển In Search of the Trojan War, và ngay cả những nhà địa lý Hy Lạp cũng không biết. Những nghiên cứu hiện đại về khảo cổ và lịch sử đã chứng minh được những nơi này là có thật, Homer đã xác định và mô tả thật chính xác.

Thành Troy có phải là một địa danh có thực?

Các nhà khảo cổ và sử gia dành nhiều thời gian để nghiên cứu miền Nam Dardanelles trong vùng có tên gọi lịch sử là Troad (dựa theo giả định có dạo do thành Troy cổ đại cai quản) vì các di tích đổ nát của thành phố này. Gò đất ở Hisarlik là nơi được tìm hiểu nhiều nhất với các địa điểm tương đồng với thành Troy theo mô tả về mặt địa lý của Homer. Bên cạnh đó có nhiều chi tiết trùng khớp với những gì mà Homer cung cấp về diện mạo của thành Troy, mặc dù có một số điểm không hoàn toàn chính xác.

Thành Troy

Heinrich Schliemann đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc tìm kiếm thành Troy. Ông khai quật ở Hisalik trong một loạt chiến dịch khai quật kéo dài 20 năm (từ 1870 đến 1890), góp phần khám phá thêm nhiều thành phố nằm chồng lên nhau trong gò đất và phân biệt chín lớp cư trú chính (gọi là I-IX). Nhiều cuộc khai quật sau này ở Hisarlik của các nhà khảo cổ như Carl Blegen, và gần đây hơn Manfred Korfmann đã phát hiện thêm nhiều lớp phụ khác. Mặc dù Schliemann hay người khác không tìm thấy chứng cứ để chứng minh đây là vị trí của thành Troy của Homer, nhưng thật ra chứng cứ khảo cổ ở Hisarlik phù hợp với một số chi tiết mô tả của Homer về thời gian và địa điểm.

Thành Troy trong mô tả của Homer trong Iliad là một thành phố lớn có “tháp canh đẹp” và “cổng cao ngất” có vẻ phù hợp. Cụ thể hơn, Homer miêu tả tường thành là một công trình phòng thủ được thiết kế rất đẹp, xây dựng dọc theo sườn ở phía tây. Tường bao quanh thành Troy VI có độ dày hơn 4m, khi nằm vào vị trí phải cao hơn 9m, theo cạnh phía tây, trông rất vững chãi. Tháp canh dưới ngòi bút của Homer là một tháp lớn nằm ngay cổng chính của thành phố, các nhà khảo cổ xác nhận có một cổng bề thế bên hông lối vào chính của Troy VI.

Ngựa gỗ trong thành Troy

Có một mối quan hệ gần gũi giữa cư dân thành Hisarlik/Troy với người Mycenaea. Cụ thể, các đồ tạo tác trong thời kỳ đồ đồng từ Hy Lạp - nhất là đồ gốm Mycenaea - được tìm thấy ở di chỉ. Đồ vật đặc biệt do Schliemann khám phá cũng biểu thị sự hiện diện của một hoàng gia quyền uy - cũng như Homer suy nghĩ. “Kho báu vua Priam” gồm nhiều vòng, xuyến vàng và hai vương miện bằng vàng rất đẹp mắt, một trong số hai vương miện này còn gọi là “Nữ trang của Helen”. Bức ảnh chụp vợ của Schiemann tên Sophie đeo nữ trang trở thành một biểu tượng của cái tôi quá lớn và hám danh của Schliemann. Gần đây hơn, người ta xác định niên đại thực sự của Troy II (thành phố thứ hai trong chuỗi chín lớp), vì thế có niên đại khoảng 1.000 năm trước khi xảy ra cuộc chiến thành Troy. Chính kho báu cũng biến mất khó hiểu vào cuối Thế chiến II, nhưng sau đó được phát hiện ở Moscow vào những năm 1990.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Bạn muốn du lịch Hy Lạp và tìm hiểu về cuộc chiến này?

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: 

Tour Hy Lạp - Đảo Síp - Truyền thuyết Thần Vệ Nữ

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

12 vị thần trong thần thoại Hy Lạp

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ

Tour độc lạ tăng mạnh – Đem Tây Tạng, Mông Cổ đến gần khách hàng

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Thành Cát Tư Hãn – Biểu tượng vĩ đại của đất nước Mông Cổ

Khoomei – Nghệ thuật đồng song thanh của người Mông Cổ