Nằm ở chân của dãy Himalaya, công viên quốc gia Chitwan là một trong số rất ít di tích còn lại không bị ảnh hưởng của việc mở rộng diện tích các quốc gia như Ấn Độ và Nepal. Công viên có một thảm thực vật đặc biệt phong phú, một thế giới động vật đa dạng trong đó có những giống quý hiếm như hổ Bengal, tê giác 1 sừng...Vào năm 1984, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Công viên quốc gia Chitwan của Nepal là Di sản thiên nhiên thế giới.
Được thành lập năm 1973, công viên quốc gia Chitwan là công viên quốc gia đầu tiên của Nepal. Công viên có tổng diện tích 93.200 ha, kéo dài qua bốn huyện là Chitwan, Nawalparasi, Parsa và Makwanpur. Năm 1996, diện tích của công viên quốc gia Chitwan là 75.000 ha bao gồm đất tư nhân, rừng và hồ... Đến năm 2003, công viên được nới rộng thêm diện tích bởi Chính phủ đã quy hoạch một vùng đệm với mục đích bảo vệ công viên, từ đó công viên tăng diện tích lên 93.000 ha.
Diện tích rừng trong công viên quốc gia Chitwan chiếm tới 60% tổng diện tích toàn bộ công viên, vùng đệm bảo vệ công viên lại là một vùng rừng ngập mặn với hệ thực vật rất phong phú. Bên cạnh diện tích rừng và rừng ngập mặn, trong khu vực công viên còn có diện tích dành cho trồng trọt gồm một hệ thống các ruộng bậc thang được hình thành từ đá và bùn qua nhiều năm mưa bão, lũ lụt.
Tại đây, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu động vật tìm thấy sự xuất hiện của loài hổ Bengal, đây được cho là nơi duy nhất trên thế giới còn tồn tại loài hổ quý hiếm này. Ngoài ra, công viên còn là nơi phát hiện khoảng 400 cá thể tê giác Châu Á vô cùng quý hiếm. Những con tê này lớn thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau tê giác 1 sừng của vườn quốc gia Kaziranga ở Ấn Độ. Ngoài ra, còn một số động vật quý hiếm khác cũng chọn công viên quốc gia Chitwan là nơi sinh sống như loài gấu, bò tót, báo, chó sói... Những động vật khác như cầy hương, mèo rừng, linh cẩu, chó rừng, lợn rừng, khỉ, rái cá, nhím cũng sinh trưởng tại đây. Đặc biệt loài cá sấu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cũng lưu trú tại công viên này. Ngoài cá sấu còn có khoảng 100 các loài cá lớn nhỏ sống trong các sông, hồ và rừng ngập mặn tại đây.
Năm 1973, con tê giác 1 sừng quý hiếm của Ấn Độ sống tại công viên quốc gia Chitwan đã chết. Kể từ đó việc bảo vệ động vật hoang dã tại đây được chú trọng hơn. Đã có nhiều cuộc tìm kiếm, các hoạt động nhằm bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong đó là loài hổ Begal - một loài thú quý hiếm và đặc biệt quan trọng bởi số lượng cá thể của loài này trên toàn thế giới đang giảm đáng kể. Trong một cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học, động vật học đã thống kê tại Chitwan có tổng cộng hơn 350 loài chim cư trú trong đó Đại bàng đầu xám và Kền kền trăng sống trên dãy Himalaya.
Công viên quốc gia Chitwan được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo các tiêu chí:
Công viên quốc gia Chitwan có phong cảnh hùng vĩ, bao phủ bởi một thảm thực vật tươi tốt. Những con sông, vùng hồ và vùng rừng đã thay đổi để làm cho cảnh quan của Chitwan trở thành một trong những vùng đất đẹp nhất tại Nepal.
Nằm trong lưu vực sông và thung lũng, cộng thêm hệ thống rừng và rừng ngập mặn đã khiến công viên trở thành địa điểm có thảm thực vật đa dạng và thế giới động vật phong phú. Bên cạnh đó các hệ thống ruộng bậc thang và đời sống của cư dân bản địa tại đây cũng góp phần làm nên nét đa dạng, đặc sắc của vùng đất huyền bí.
Công viên quốc gia Chitwan có một hệ sinh thái và thảm thực vật tự nhiên được bảo tồn tốt ít chịu sự tác động của đời sống con người và sự xâm hại của con người.
Sự kết hợp giữa vùng rừng ngập mặn vốn là vùng đệm của công viên với hệ thống rừng và vùng đồng bằng đã đem lại một môi trường sống lý tưởng cho các loài động vật và thực vật. Ngoài ra sự xuất hiện của các loài động vật quý hiếm cùng với sự đa dạng của các loài động vật cũng làm tăng thêm yếu tố đặc biệt của khu vực này.
Kể từ năm 1980, Chính Phủ Nepal đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ vùng tự nhiên của công viên và hạn chế nạn săn bắn, khai thác tài nguyên trái phép trong công viên. Tuy nhiên bởi nơi đây có nhiều loài thú quý hiếm, lại thêm sự phong phú về thế giới động vật và vùng rừng rộng lớn sinh ra nhiều thứ hoa quả tươi khiến cho nạn khai thác và săn bắn trái phép tăng nhanh.
Đặc biệt nạn trộm sừng tê giác khiến loài vật này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và bị thế giới lên án mạnh mẽ. Với nỗ lực giảm thiểu tình trạng đó, Chính Phủ Nepal đã cho 1 đội quân đến đây để bảo vệ và xử phạt những trường hợp săn bắn trái phép. Mặc dù vậy, mối đe dọa về săn bắn động vật hoang dã vẫn còn là một mối nguy hiểm đe dọa môi trường tự nhiên của Công viên quốc gia Chitwan. Các tổ chức quốc tế cũng như các quỹ bảo tồn động vật và thiên nhiên hoang dã thế giới đã và đang hỗ trợ chính phủ Nepal trong việc bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên này.
Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp