Nếu sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì loài đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh đáng nể. Sở hữu khả năng thuần hóa chúa tể bầu trời, bộ tộc Kazakh thường tổ chức cuộc thi “Đại bàng săn mồi”, những con đại bàng dũng mãnh sẽ thể hiện tài năng tuyệt vời của chúng để giành chiến thắng. Hãy cùng Migola Travel tìm hiểu về những điều xung quanh “thủ lĩnh bầu trời” này nhé!
Phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn
Vùng đất núi đồi của bộ tộc người Kazakh nằm ở cực tây Mông Cổ, được bao quanh bởi các dãy núi Altai. Đây là điểm đến tuyệt đẹp mà bất cứ ai khi tham gia tour Mông Cổ đều được thưởng ngoạn. Bộ tộc Kazakh đã bắt đầu huấn luyện đại bàng đi săn như nghề truyền thống, và đây được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh. Ngay cả phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn. Trong quá khứ, săn bắn là phận sự của đàn ông, nhưng vào thời điểm hiện tại, các thiếu nữ của bộ tộc được truyền dạy kinh nghiệm để có thể trở thành những thợ săn thực thụ.
“Vũ khí truyền thống” của mỗi chuyến đi săn
Người Kazakh có một ngạn ngữ cổ xưa nói về đời sống của người thợ săn nơi đây: “Vó ngựa phi nhanh và những chú đại bàng thiện chiến chính là đôi cánh của người Kazakh.” Khi tham gia tour du lịch Mông Cổ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thợ săn dũng mãnh từ bầu trời.
Mỗi cư dân của bộ tộc Kazakh này đều là một thợ săn cừ khôi. Đây là bộ tộc duy nhất khi không cần bất cứ thứ vũ khí nào như gươm, cung, giáo mà chỉ dùng “vũ khí truyền thống” là đại bàng vàng để đi săn. Nhằm phục vụ cho việc săn kiếm thức ăn, người Kazakh bắt và huấn luyện đại bàng, loại chim mạnh mẽ bậc nhất Trung Á.
Đại bàng có khả năng sát thương rất cao, khi tấn công từ bầu trời, chúng có thể nhắm mục tiêu cách xa hàng kilomet. Khi đã xác định được mục tiêu, đại bàng vàng sẽ lao xuống bằng tốc độ kinh khủng rồi dùng móng vuốt chắc khỏe của mình tấn công con mồi.
Đầu mùa đông, những con đại bàng được theo thợ săn đi săn cáo, thỏ và các loại thú rừng khác. Thợ săn cưỡi ngựa, đại bàng săn đậu bên tay trái, len lỏi giữa đồi núi tuyết phủ, khi phát hiện các con mồi, từ trên mỏm đá, người thợ săn sẽ lập tức thả đại bàng để nó rượt theo con mồi. Mỗi thợ săn đều mong chim đại bàng của họ bắt được con mồi nhanh chóng. Khi bắt được con mồi, người thợ săn sẽ hô to tên của gia tộc mình.
Huấn luyện những “thợ săn bầu trời”
Truyền thống huấn luyện chim đại bàng đi săn đã in sâu vào trong tim của người Kazakh và được truyền từ đời này sang đời khác. Để huấn luyện đại bàng thành những “thợ săn” dũng mãnh, người thợ săn thường phải khéo léo và có kinh nghiệm. Chim đại bàng là loài có tính độc lập cực kỳ mạnh mẽ, nên chúng cần phải được huấn luyện từ những ngày còn rất non nớt thì mới có thể tạo dựng được niềm tin giữa chúng với người chủ. Họ thường mất nhiều ngày để theo dõi và tìm bắt đại bàng con trên các vách đá cheo leo. Sau khi bắt được đại bàng, người ta lấy miếng da bịt lên đầu nó để nó không thể nhìn thấy gì, sau đó cho nó đứng trên một thanh gỗ ở một cành cây, đung đưa qua lại khiến cho đại bàng không thể nào đứng vững. Sau nhiều đêm, đại bàng kiệt sức và rơi xuống, lúc ấy người ta dùng nước lạnh để khiến nó tính dậy rồi cho nó uống trà, nước, nhưng không cho ăn thịt. Sau khoảng nửa tháng, khi đại bàng dần dần được thuần hóa người ta mới cho nó ăn.
Cho ăn cũng cần có phương pháp đúng, người thuần hóa đại bàng đặt một miếng thịt lên bộ da ở vai áo để đại bàng tự tới ăn. Sau một thời gian dài bị đói, đại bàng nhìn thấy thịt cũng trở nên vội vàng hơn, người thuần hóa mỗi lần cho ăn lại làm tăng khoảng cách giữa đại bàng và miếng thịt, không được cho đại bàng ăn no. Người ta luyện đại bàng cho tới khi chỉ cần nhìn thấy miếng thịt đại bàng có thể ngay lập tức bay tới vồ lấy. Phương pháp này không chỉ làm tăng khả năng săn mồi của đại bàng mà còn tạo nên mối dây liên kết giữa người chủ và “thợ săn”.
Sau khi được thuần hóa, đại bàng không bao giờ tấn công trẻ em hoặc cừu, dê của người. Trẻ em Kazakh bắt đầu học cách làm thân với đại bàng từ khi 13 tuổi. Và khi bước vào độ tuổi 14–15, các bé sẽ bắt đầu học cách huấn luyện chim đại bàng đi săn. Người Kazakh thường nuôi đại bàng mái, vì con mái nặng hơn con trống và săn dẻo dai, khéo léo hơn. Một con đại bàng có thể sống tới 50 tuổi, nhưng hầu hết chúng thường được nuôi để săn bắt trong 10 năm. Sau nhiều năm sống cùng với đại bàng, người thợ săn sẽ trả nó về với thế giới hoang dã và cột một sợi dây vào cổ chúng như một hình thức khen thưởng khả năng săn bắt giỏi của đại bàng. Sau đó chúng được thả về với thiên nhiên hoang dã. Những thợ săn tìm bắt đại bàng con có thể quan sát cổ chim mẹ có buộc dây hay không để đoán biết khả năng của chim con.
Việc thuần dưỡng đại bàng đã trở thành một nghệ thuật đầy kỳ công và không chỉ phục vụ nhu cầu cuộc sống, đây còn là một niềm vui của người huấn luyện. Khi những cánh chim tung bay trên bầu trời, những người huấn luyện luôn dõi theo với niềm kiêu hãnh vì đã biến “chúa tể bầu trời” trở thành người bạn gắn bó với con người và cùng đồng hành trên những thảo nguyên bao la, bất tận.
Bộ tộc Kazakh và những “thủ lĩnh bầu trời” chính là linh hồn của vùng phía Tây Mông Cổ. Nơi đây nắm giữ không chỉ vẻ đẹp núi rừng mà còn là bầu trời với biểu tượng mạnh mẽ của những cánh chim đại bàng. Du khách khi đến với tour Mông Cổ của Migola Travel sẽ được hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây, tìm hiểu về cội nguồn và những bí ẩn xung quanh “bộ tộc đại bàng” duy nhất trên thế giới. Còn nhiều điều thú vị khác về bộ tộc Kazakh đang đợi du khách đến khám phá, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia tour Mông Cổ tuyệt vời này nhé!
Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp
Bạn có muốn một lần được rong ruổi trên thảo nguyên mênh mông cùng những chú đại bàng?
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Mông Cổ – Theo Dấu Chân Người Du Mục
Hotline tư vấn: 0366 55 66 77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh