Nỗi đau chia cắt hai miền Triều Tiên và những bước tiến mới

Cùng nằm chung một bán đảo Triều Tiên, cùng chung một dân tộc nhưng 2 miền Bắc và Nam vẫn luôn có sự tranh chấp. Cuộc chiến tang thương chia cắt tạo ra 2 quốc gia mới: Triều Tiên, Hàn Quốc. Du khách du lịch Triều Tiên sẽ nhớ đến Khu phi quân sự DMZ ngăn cách với Hàn Quốc.

Cuộc chiến vĩ tuyến 38 

Năm 1945, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật rời bán đảo Triều Tiên. Mâu thuẫn giữa 2 miền nhen nhóm. Hai cường quốc thế giới là Mỹ và Liên Xô nhảy vào xâu xé “miếng bánh” này. Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc, Liên Xô hậu thuẫn Triều Tiên. Sau đó các bên đồng thuận việc phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai miền. Lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Toàn bán đảo chia ra 2 chính phủ. Một là Triều Tiên với Bình Nhưỡng là thủ đô. Bên còn lại là Hàn Quốc với Seoul là trung tâm đầu não.

bac-nam-trieu-tien
Đường vĩ tuyến ngăn cách 2 miền Nam - Bắc Triều. (Ảnh: Internet)

Chiến tranh Triều Tiên chính thức nổ ra ngày 25/6/1950. Quân đội Triều Tiên vượt sang biên giới Hàn, khơi mào cho cuộc tranh chấp kéo dài hơn 65 năm. Mỹ ngay lập tức điều động quân sang Hàn Quốc để đối phó. Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Bắc Triều. Cứ thế, cuộc chiến kéo dài  trong ba năm.

Thỏa thuận ngừng bắn và Hiệp ước Hòa Bình

Ngày 27/3/1953, một thỏa thuận đình chiến được đưa ra các bên. Thỏa thuận này chưa bao giờ được chính thức thay thế Hiệp ước Hòa Bình. Điều này đã tạo nên khu vực phi quân sự rộng 4km dọc theo vĩ tuyến 38. Thỏa hiệp này được kí bởi Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Hợp Quốc (đại diện là Mỹ). Không có đại diện nào của Hàn Quốc  tham gia kí.

Hàn Quốc từ chối kí thỏa thuận ngừng bắn bởi hai lẽ. Thứ nhất, Hàn Quốc muốn thống nhất và kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Thứ hai, từ góc nhìn của Seoul thì Triều Tiên bị coi là “phe nổi dậy”, không phải là một quốc gia chính thức. Vậy nên, thỏa thuận không có sức nặng để Hàn Quốc phải kí. Tương tự, Triều Tiên cũng từ chối chấp nhận Hàn Quốc bình đẳng trên mọi phương diện ngoại giao.

Một thực tế khác là không có miền nào của bán đảo tuyên bố chiến tranh với bên còn lại. Vì không bên nào chịu thừa nhận bên nào. Từ quan điểm của Hàn Quốc năm 1948, Triều Tiên là quốc gia tự xưng, không tồn tại về mặt pháp lý. Về phía Triều Tiên, Hàn Quốc chỉ là “một nhóm phiến quân”. Hiệp ước Hòa Bình chỉ có giá trị kí kết giữa những quốc gia có chủ quyền.

Cuộc gặp lịch sử giữa hai miền Nam - Bắc Triều

Sau 11 năm, Triều Tiên mới có cuộc gặp chính thức Hàn Quốc. Điều này mở ra một phương diện mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

gap-go-han-trieu
Hai nhà lãnh đạo bắt tay tại khu phi quân sự DMZ. (Ảnh: Internet)

Ngày 27/4/2018 đã đi vào lịch sử của cả 2 bên. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp tổng thống Moon Jae In tại khu phi quân sự DMZ. Cả hai đã có cuộc đối thoại tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Đây được xem là điểm khởi đầu cho việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Hai quốc gia sẽ tiến gần với nhau hơn, giảm những tranh chấp với Mỹ và các nước đồng minh.

trieu-tien-han-quoc
Cuộc gặp gỡ diễn ra vô cùng thân mật. (Ảnh: Internet)

Bước tiến mới trong quan hệ Hàn - Triều đã được ghi nhận. Ông Kim Jong Un đã nói: “Tại sao chúng ta phải mất đến 11 năm để có cuộc gặp mặt này?” Sau cuộc gặp với lãnh đạo Hàn Quốc, ông Kim Jong Un sẽ gặp tổng thống Mỹ - Donald Trump. Điều này mở ra cánh cửa đầy lạc quan trong quan hệ Mỹ - Triều.

Tiềm năng phát triển kinh tế

Quốc gia phía Bắc bán đảo Triều Tiên đã chạy đua vũ khí hạt nhân trong suốt 20 năm qua. Điều đó khiến kinh tế đất nước không phát triển mạnh. Mọi tiềm lực đều được đổ vào quân sự. Triều Tiên đã nghĩ đến việc phát triển toàn diện hơn là tập trung vào vũ khí hạt nhân.

pyongyang-trieutien
Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Ảnh: Internet)

Điều đầu tiên phải nhắc đến là du lịch. Du lịch Triều Tiên đã có những khởi sắc đáng tự hào. Từ khi nới lỏng lệnh cấm với du khách quốc tế, quốc gia này đã nằm trong danh sách những điểm đến bí ẩn, hấp dẫn của các trang du lịch thế giới.

chua-pohyon-bac-trieu
Bảo vật quốc gia Triều Tiên - chùa Pohyon. (Ảnh: Internet)

Nhiều người đến du lịch Triều Tiên và họ đã ngỡ ngàng trước cảnh sắc nơi đây. Cơ sở hạ tầng phát triển, ẩm thực đặc biệt, cảnh quan bắt mắt hòa quyện với thiên nhiên trong lành. Bấy nhiêu thôi đã khiến bạn nên du lịch Triều Tiên một lần. Sự yên bình, nhẹ nhàng của nhịp sống chậm rãi sẽ giúp bạn “thanh tẩy” mọi ưu phiền. Du lịch Triều Tiên đi lên kéo theo nhiều loại hình phát triển như giải trí, dịch vụ. Việc mở cửa ngoại giao với Hàn, Mỹ có khả năng sẽ thúc đẩy kinh tế Bắc Triều.

Khí hậu Triều Tiên khá mát mẻ, khung cảnh rực rỡ, trữ tình . Nếu được du lịch đến đây thì còn gì bằng. Cùng với Migola Travel, bạn hãy viết nên một câu chuyện thật đẹp tại vùng đất đặc biệt này nhé.   

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Nỗi đau chia cắt hai miền Triều Tiên và những bước tiến mới

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Khám Phá Bắc Triều Tiên

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

BTT-nui-kim-cuong-1

Núi Kumgang – Bức Tranh Thuần Khiết Của Bắc Triều Tiên

metro-trieu-tien

Bí ẩn hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới ở Triều Tiên

Vẻ đẹp đất tổ Myohyang cùng những âm điệu dân gian ngàn xưa

Thời trang của người dân Triều Tiên có gì đặc biệt so với thế giới ?

Ghé thăm bảo vật quốc gia của Triều Tiên

Khám phá những món ăn hấp dẫn ở Triều Tiên