Đức Pháp vương, Tenzin Gyatso là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Không giống những người tiền nhiệm, ông tận dụng thời đại thông tin để truyền bá thông điệp hòa bình. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và đi khắp thế giới mỗi năm để diễn thuyết. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là người đứng đầu tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Ông là hình tượng được hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ. 20 sự thật dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vị đại đức này.
1. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được sinh ra trong nghèo khó
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ngày 6/7/1935, tên thật là Lhamo Thondub. Tên của ông đã được đổi thành Tenzin Gyatso, viết tắt của Jetsun Jamphel Ngawang lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Tên đầy đủ của ông có nghĩa là: Thánh Chúa, Vinh quang nhẹ nhàng, Từ bi, Người bảo vệ đức tin, Đại dương trí tuệ. Ngài Tenzin Gyatso được sinh ra trong gia đình nghèo khó. Gia đình ông có 16 người con nhưng chỉ có 7 người sống đến tuổi trưởng thành.
2. Là vị Đạt Lai Lạt Ma sống và trị vì lâu nhất
Hiện tại, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là người sống lâu nhất và trị vì lâu nhất. Thông tin cho rằng có thể ông sẽ là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng của Phật Giáo Tây Tạng.
3. Tiếng Tây Tạng không phải là ngôn ngữ chính của gia đình ông
Gia đình Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sử dụng tiếng Trung Quốc từ các tỉnh phía Tây. Và họ không nói được tiếng Tây Tạng.
4. Bắt đầu khá "muộn"
Ông được phát hiện và hộ tống đến Lhasa vào năm 1939, tức chỉ mới 4 tuổi. Ngài Tenzin Gyatso được xem là người “già nhất” được phát hiện là một vị Đạt Lai Lạt Ma. Một số Lạt Ma bày tỏ lo ngại về việc bắt đầu đào tạo quá muộn. Nhưng sau cùng ông đã trở thành vị Lạt Ma được yêu mến và kính trọng trên khắp thế giới.
5. Đảm nhiệm nhiều trọng trách khi còn trẻ
Ở tuổi 15, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được trao toàn quyền đối với Tây Tạng. Ông phải gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc và đàm phán về tương lai của người dân. Thời điểm đó, ông được coi là nhà lãnh đạo cả về tinh thần và chính trị của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma sau đó đã từ bỏ quyền lực chính trị và tập trung vào việc trở thành một nhân vật tâm linh.
6. CIA đã từng giúp đỡ ông
Cơ quan Tình Báo Mỹ (CIA) đã giúp đỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn khỏi Tây Tạng và đi lưu vong ở Ấn Độ vào năm 1959.
7. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình
Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 được trao giải Nobel Hòa bình. Năm 2007, ông đã nhận được Huy chương Vàng của Quốc hội - vinh dự dân sự cao nhất do Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng. Không chỉ vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phản đối mạnh mẽ vũ khí hạt nhân. Ông cũng là cố vấn trong Quỹ Hòa bình Thời đại Hạt nhân.
8. Ông vẫn luôn hướng về Tây Tạng
Trong các buổi trò chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn mong muốn trở về Tây Tạng. Nhưng ông cũng nói rằng sẽ chỉ làm như vậy nếu không phải thực hiện các điều kiện của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc buộc ông phải trở lại với tư cách là một công dân Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước. Để đảm bảo an toàn, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn có một đoàn an ninh hộ tống. Ngay cả khi ở Ấn Độ, cuộc sống của ông đã nhiều lần bị đe dọa.
9. Có thể Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ là người cuối cùng
Vị Đạt Lai này cho rằng người kế vị ông có thể sinh ra dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Nên rất có thể ông sẽ là Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng được phát hiện. Năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói “bóng gió” về việc sẽ “nghỉ hưu” ở tuổi 90.
10. Ban hành “giấy phép tái sinh” cho Đức Đạt Lai Lạt Ma!
Chính phủ Trung Quốc đã ra kế hoạch bầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo thông qua ủy ban. Kế hoạch như một phần trong "Lệnh số 5" của Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước. Trong đó, chính phủ Trung Quốc sẽ ban hành “giấy phép tái sinh”! Thông tin cụ thể về loại giấy phép đặc biệt này phía Trung Quốc vẫn chưa đưa ra.
(Còn tiếp)
Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp
20 sự thật xung quanh Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Phật Giáo Tây Tạng
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây:
Tour Tây Tạng Huyền Bí và Everest Hùng Vĩ
Hành hương núi Kailash - Hồ Manasarovar
Hotline tư vấn: 0366 55 66 77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh