Tản mạn về điệu múa Chăm

Không biết tự bao giờ, những điệu múa Chăm đã là một nét đặc sắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Chăm, được xem như là ngôn ngữ giao tiếp với thần linh, là linh hồn của họ, gắn liền với cuộc sống, ăn sâu vào trong tiềm thức và trở thành một nét tiêu biểu riêng của cả một cộng đồng.

Điệu múa Chăm trong đời sống người dân

Người Chăm cần được múa hát như cần được thở, bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của hoạt động này đối với tâm hồn của từng người. Đa phần các điệu múa Chăm đều gắn liền với lễ hội mà hệ thống lễ hội của người Chăm thì vô cùng phong phú; khi múa hát, không chỉ bày tỏ sự vui tươi, dạt dào tình cảm, mà nó còn phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng. Họ mong sao cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được bội thu, cây cối tươi tốt, con cháu ấm no khoẻ mạnh, hạnh phúc, được sống yên ổn làm ăn và thờ phụng tổ tiên.

Điệu Múa Chăm là một sự kết hợp tuyệt vời của màu sắc, vũ điệu và âm nhạc. Người con gái Chăm trong trang phục váy áo truyền thống quyến rũ củng những chiếc khăn đầy màu sắc và duyên dáng, thể hiện sự khéo léo và uyển chuyển qua cách di chuyển cơ thể, tay chân làm đắm say long người.

Tiếng trống, tiếng nhạc đệm từ những nhạc cụ truyền thống chính là một phần quan trọng trong việc tạo nên sự tuyệt vời cho các điệu múa Chăm.

Năm tháng trôi qua, dù cuộc sống có bao biến đổi thăng trầm, người Chăm vẫn giữ nguyên vẹn tình yêu mãnh liệt với phong tục văn hóa của mình, vẫn say mê không ngừng những điệu múa lời ca, tiếng trống tiếng chiêng cũng như tình yêu vô tận với thiên nhiên, cuộc sống, lòng tôn kính với các bậc tiền nhân.

(Sưu tầm)

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Những nước có Tết âm lịch giống Việt Nam

Vẻ đẹp Ninh Thuận qua bộ ảnh cưới người Chăm

Nghệ thuật đi săn cùng đại bàng của người Kazakh ở Mông Cổ

Tour độc lạ tăng mạnh – Đem Tây Tạng, Mông Cổ đến gần khách hàng

Đế quốc Mông Cổ – Quốc gia rộng nhất trong lịch sử loài người

Thành Cát Tư Hãn – Biểu tượng vĩ đại của đất nước Mông Cổ