Gibraltar – Mảnh Đất Bé Nhỏ Của Vương Quốc Anh (P1)

Một đất nước siêu nhỏ và có một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, một điểm đến đặc biệt khi bạn du lịch châu Âu. Nơi có tên gọi khác là “The Rock”, nằm về phía nam Tây Ban Nha. Nó được gọi là Gibraltar.

Vùng đất bước ra từ những thần thoại

Địa lý vùng Địa Trung Hải được miêu tả trong thần thoại Hy Lạp và La Mã bằng những huyền thoại ly kỳ gắn liền với Hercules. Các thuyết cho rằng Châu Âu và Châu Phi gắn liền với nhau trước đây, trong cuộc đời của gắn liền với 12 chiến công Hercules buộc phải vượt qua dãy núi Atlas. 

Gibraltar - Nơi có tên gọi khác là “The Rock”. (Ảnh: Internet)

Thay vì leo lên để đi qua thì ông lại dùng sức mạnh của mình dậm mạnh xuống tạo thành một vết lún, đó chính là eo biển Gibraltar. Từ đó hình thành một dãy nước hẹp nối liền Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Khi sự việc kết thúc thì hình thành một eo biển, một bên là The Rock phía Gibraltar còn phía còn lại là Jebel Musa phía Ma Rốc, chính là 2 cây cột của Hercules. 

Ngày nay ở Gibraltar còn rất nhiều nơi mô tả và tôn thờ hình tượng này, còn trong văn hóa phương tây hai trụ cột này xuất hiện trong nhiều quốc huy và quốc kỳ của nhiều nước trong đó có Tây Ban Nha và nhiều công trình kiến trúc liên quan.

Địa hình và khí hậu

Tảng đá The Rock to lớn chiếm hầu hết bề mặt lãnh thổ. Tảng đá kéo dài 4,7km theo hướng Bắc – Nam, rộng 1,2km tạo thành địa hình sắc nhọn hình lưỡi dao. Nơi cao nhất là 425m so với mực nước biển, ngọn núi này được tạo thành từ đá vôi từ kỷ Jura và đá phiến. Phía nam là Europa Point cao khoảng 30m, nửa trên sườn phía đông không tiếp cận được còn phía trên nữa phía tây cũng trở thành khu bảo tồn. Vậy nên dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc – Tây và nhỏ hẹp ở phía Đông. Khu vực không có con sông nào chỉ có một vài con thác chảy xuống từ sườn núi, có mùa đông ôn hòa và mùa hè ấm áp. Mùa đông từ 13 – 180C mùa hè từ 18 – 300C. 

Vào mùa này gió từ phía đông chiếm ưu thế, vì vậy khi thổi qua đây gió đã tích tụ trên đỉnh núi tạo thành một hiện tượng rất thú vị, tuy nhiên ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải vậy nên quang cảnh mùa hè khá khô cằn, trung bình 1 năm có 300 ngày nắng, vậy các bạn có thắc mắc người dân ở đây dùng nước từ đâu không?

Nơi đây có khí hậu Địa Trung Hải vậy nên quang cảnh mùa hè khá khô cằn. (Ảnh: Internet)

Nguồn nước là vấn đề từ xa xưa đến này. Ngày trước người dân dùng nước mưa, nước trong những giếng khoan và nước dự trự trong những hồ nước ngầm, khi các nguồn nước trở nên khan hiếm thì nước được vận chuyển đến bằng những tàu chở dầu công suất lớn mà đa số nước đến từ Vương Quốc Anh.

Ngày nay nước dùng hiện tại ở Gibraltar hầu hết từ những nhà máy khử nước biển và nhà máy khử nước thải. Vấn đề nước không còn là khó khăn lớn của vùng đất này.

Vì sao vùng đất này thuộc về Anh?

Vùng đất nhỏ bé có bề dày lịch sử khoảng 100.000 năm trước này những người nguyên thủy và người Neanderthral đã đánh bắt ven bờ và sống trong những hang động đá vôi vùng ven biển, còn lịch sử cho thấy người Mor là người đầu tiên định cư vào năm 711 TCN từ đó bán đảo đã chứng kiến hàng loạt những cuộc vây hãm và chiến đấu kéo dài hàng thế kỷ bởi vì đây như là nơi canh giữ cổng rào lối vào Địa Trung Hải.

Cả Tây Ban Nha, Pháp và Anh đều tranh giành vùng đất nhỏ bé này. (Ảnh: Internet)

Cả Tây Ban Nha, Pháp và Anh đều tranh giành vùng đất nhỏ bé này, tất cả đều tuyên bố của mình. Năm 1501 Tây Ban Nha chiếm Gibraltar cho tới cuối TK 17 đầu TK 18 chính sự của Tây Ban Nha xảy ra nhiều biến cố và nội chiến kéo dài sau này người ta gọi là cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha. Tuy nhiên nó không những là sự tranh giành nội bộ vủa vương quốc này mà nó còn là sự tranh giành địa vị và ảnh hưởng của nhiều quốc gia châu Âu. Trong bối cảnh đó, năm 1704, một hạm đội liên quân bao gồm Anh – Hà Lan đánh chiếm Gibraltar và nhanh chóng kiểm soát vùng đất từ người Tây Ban Nha. Theo hiệp ước Utrecht năm 1713, vùng đất này sẽ thuộc quyền kiểm soát của người Anh mãi mãi. Tuy nhiên Tây Ban Nha không muốn từ bỏ vùng đất gắn liền với lãnh thổ. Cuối thế kỷ 18, một cuộc vây hãm lớn với lực lượng nghiêng hẳn về Tây Ban Nha nổ ra. Người Gibraltar chiến đấu trường kỳ và đã giành chiến thắng.

Vậy Gibraltar có nên trở thành một quốc gia độc lập hay không? Nếu muốn trở thành quốc gia độc lập chắc số phận cũng ngắn ngủi như chiều dài đất nước này vậy. Trong những cuộc trưng cầu dân ý thì hầu hết người dân vẫn là một phần lãnh thổ của Vương Quốc Anh thay vì Tây Ban Nha. Ngạc nhiên thay tỷ lệ ủng hộ luôn trên 90%.

Một trong những nơi đông đúc nhất hành tinh

Với diện tích 6,8km2 với dân số 33,000 người đây là vùng lãnh thổ có dân cư đông thứ 5 trong những vùng lãnh thổ dân cư trên thế giới, có thể là quá nhỏ nên không được phân chia thành các đơn vị hành chính nhưng được chia theo 7 khu dân cư để tiện cho mục đích thống kê, nhà cửa hầu hết tập trung ở phía tây, dân cư đông đúc, không có sự đa dạng về kiến trúc đô thị, giống như một thành phố ở Anh thu nhỏ ở đây, về kết cấu và kiến trúc.

Vì là lãnh thổ hải ngoại của Anh nên nguyên thủ quốc gia cũng là nữ hoàng Anh, lãnh thổ có chính phủ riêng, hiến pháp riêng, được bầu cử phổ thông đầu phiếu riêng vì vậy họ tự chịu trách nhiệm về tư pháp, kinh tế, văn hóa… còn Anh chịu trách nhiệm về an ninh, quốc phòng, quan hệ đối ngoại và ổn định tài chính. (còn tiếp)

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Khám Phá Những Ngôi Làng Cổ Ở Châu Âu

Du Lịch Vùng Baltic

cuc-quang-5

Giải mã hiện tượng cực quang – “dải lụa” đầy màu sắc nổi tiếng thế giới

Gibraltar – Mảnh Đất Bé Nhỏ Của Vương Quốc Anh (P2)

 Pháo đài Akershus bất khả chiến bại của Nauy

Nhà thờ Chúa cứu thế – Một trong những địa điểm của thành phố Sain Petersburg