Lạc bước đến Cửu Trại Câu ngắm mùa thu thiên đường

Truyền thuyết kể rằng, Cửu Trại Câu chính là những mảnh vỡ từ chiếc gương làm từ gió và trăng của nam thần Đạt Qua tặng nữ thần Yêu Lạc Sắc Mô. Để rồi khi chạm chân đến đây, không gian ngập tràn tiếng gió ngân vang, tiếng chim thánh thót và cứ thế suốt dọc đường đi cảnh nối tiếp cảnh như trong một bức tranh thủy mặc hữu tình. 

Những bí kíp nhỏ về phương tiện di chuyển, nơi ở, địa chỉ tham quan của một phượt thủ vừa tới Cửu Trại Câu... sẽ giúp bạn có một chuyến đi vừa tiết kiệm vừa cực kỳ đáng nhớ.

Cửu Trại Câu (miền Bắc Tứ Xuyên, Trung Quốc) nghĩa là thung lũng 9 làng của người Tạng, được mệnh danh là "Thiên đường hạ giới" với khung cảnh ngoạn mục đẹp tựa tranh vẽ, độc nhất vô nhị ở Trung Quốc và trên thế giới.

Cửu Trại Câu có nhiều thác nước đa cấp, chuỗi 108 hồ nước màu xanh ngọc trong vắt, đỉnh núi bao quanh phủ tuyết trắng có độ cao từ 2000 - 4000m.

Cửu Trại Câu được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế Giới năm 1992, dự trữ sinh quyển Thế Giới năm 1997, thuộc vào danh mục 5A - khu vực cần bảo vệ cảnh quan cao nhất của Trung Quốc. Vào dịp cao điểm cuối tháng 10 hàng năm, mỗi ngày Cửu Trại Câu có thể đón hàng chục nghìn người tới tham quan.

cuu-trai-cau-mua-thu-2013-12

1. Mùa đẹp nhất ở Cửu Trại Câu 

Cửu Trại Câu mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, nhưng đối với nhiều du khách thì mùa đẹp nhất là vào cuối thu tháng 10 hàng năm (từ 15/10 - 31/10). Đây là thời điểm rừng lá xanh bạt ngàn chuyển màu vàng - đỏ, tương phản với lòng hồ xanh ngọc trong vắt. Thời tiết trở lạnh sớm lá cũng đổi màu sớm hơn. Ngoài ra, nhiệt độ không quá nóng, quá lạnh, khoảng 8-15 độ, với nắng nhẹ thích hợp để đi thăm quan. Từ giữa tháng 11, thời tiết trở lạnh và bắt đầu có tuyết, lạnh buốt, khiến việc di chuyển khó khăn hơn.

Bạn nên tránh đi vào dịp lễ của Trung Quốc (1-7/10 hoặc 10/10) vì rất đông và chi phí đắt đỏ đội lên nhiều lần.

Đến thăm thiên đường hạ giới của Cửu trại câu
Đến thăm thiên đường hạ giới của Cửu trại câu

2. Phương tiện di chuyển 

Từ Hà Nội/Sài Gòn tới Cửu Trại Câu không có chuyến bay hay xe chạy thẳng nên bắt buộc bạn phải qua Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, cách Cửu Trại Câu 560km.

Chặng 1: Hà Nội - Thành Đô 

- Máy bay: Từ Hà Nội, bạn có thể mua vé bay thẳng tới Thành Đô. Bạn nên đặt trước từ 3 - 6 tháng để đảm bảo có vé khứ hồi giá rẻ khoảng 3,5 - 4 triệu đồng. Từ Sài Gòn, bạn có thể bay ra Hà Nội rồi mua vé bay thẳng tới Thành Đô.

- Đường bộ, kết hợp máy bay: Từ Hà Nội, bạn bắt xe khách ở Việt Nam tới Nam Ninh, Trung Quốc với giá 500k. Từ Nam Ninh mua vé máy bay nội địa, giá khoảng 1.000 NDT tương đương 3,5 triệu VNĐ tới Thành Đô.

Chặng 2: Thành Đô - Cửu Trại Câu 

Từ Thành Đô, bạn bắt xe đến Cửu Trại Câu, có chuyến chạy từ 8h/8h30sáng - 6h/6h30 tối tới nơi tại bến xe trung tâm thành phố Xinamen hoặc bến xe Chandianzi. Giá vé một chiều 145 tệ/người (khoảng 500k, giá vé năm 2014). Đây là cách đi hầu hết các phượt thủ chọn vì giá rẻ, an toàn, mặc dù thời gian khá lâu, mất 10 tiếng trên xe. Nếu đoàn đông trên 8 người, có người biết tiếng Trung, bạn nên thuê xe trọn gói, đắt hơn nhưng có thể tự chủ và đỗ ở các địa điểm đẹp trên đường đi.

Ngoài ra, bạn có thể mua vé bay từ Thành Đô - Sân bay Hoàng Long, nằm trên núi ở Songpan, cách Cửu Trại câu 80km, mất khoảng hơn 1 giờ là đến nơi, nhưng giá vé khứ hồi khá cao tầm 7 - 9 triệu, hay bị hoãn chuyến, ít có khuyến mãi.

3. Thăm quan Cửu Trại Câu

Cửu Trại Câu gồm 3 thung lũng xếp theo hình chữ Y. Vì diện tích thăm quan rất rộng, bạn nên dành 2 ngày để có thể thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp các hồ. Vé thăm quan áp dụng trong một ngày, cho dịp cao điểm là 310 tệ (hơn 1 triệu VNĐ, bao gồm 220 tệ vé vào cửa và 90 tệ vé xe bus). Nếu có thẻ sinh viên quốc tế, giá chỉ còn 200 tệ/người/ngày (khoảng 600k)

Ở trước khu soát vé Cửu Trại Câu, bạn nên mua bản đồ với giá 5 tệ, để có thể theo dõi hành trình và đánh dấu các điểm hồ đã đi.

10672956856_b7815d3993_c

Sau khi mua vé, các du khách sẽ được xe bus chở tới điểm cuối cao nhất của nhánh phải Rize. Bạn xuống dốc bằng cách đi bộ trên đường gỗ, bắt xe bus khi di chuyển giữa các hồ nếu khoảng cách xa.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp, mà không phải bận tâm vì có quá nhiều người chen chúc, bạn nên dừng tại điểm giữa, tránh đi lên điểm cuối cao nhất cùng đoàn người.

4. Lưu trú

Ở Cửu Trại Câu, rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ với giá cả, dịch vụ đa dạng. Bạn tìm hiểu và đặt phòng trước 1-2 tháng qua Agoda.com/ Booking.com để đảm bảo chỗ nghỉ. Nếu biết tiếng Trung có thể gọi điện trực tiếp, thương lượng giá phòng.

cuu-trai-cau-khoe-sac-thu-19

Bạn nên chọn nhà nghỉ/ khách sạn gần với cửa vào Cửu Trại Câu để buổi sáng đi bộ cho gần vì rất ít Taxi và để tiết kiệm chi phí. Kiểm tra phòng xem có hệ thống sưởi không, nếu không có thì tuyệt đối không nên thuê vì buổi tối nhiệt độ ở Cửu Trại Câu xuống rất lạnh.

Giá phòng tập thể (4-6 người/ phòng) khoảng 300k/ người/ đêm.

Giá phòng đôi nhà nghỉ tầm 700k-1.5 triệu/ đêm .

5. Những đồ dùng cần thiết 

- Vì di chuyển liên tục, thời tiết thay đổi, đồ ăn khác lạ nên bạn cần mang các loại thuốc say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng... để cho chuyến đi được trọn vẹn.

- Mang ô và áo mưa mỏng để đề phòng trời đột ngột mưa.

15

- Áo ấm, giày thể thao, gậy leo núi.

- Photo hộ chiếu, chứng minh thư và các giấy tờ quan trọng khác phòng trường hợp mất đồ.

- Máy ảnh, thẻ nhớ và thêm ít nhất một cục pin dự trữ vì chụp cả ngày trong công viên nên rất dễ hết pin, bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp.

6. Mua sắm ở Cửu Trại Câu

Du khách có thể tìm mua các loại thuốc bắc, nấm, thảo dược của người dân tộc Tạng A Ba sống ở đây. Thịt bò Yak cũng rất ngon và nhiều đạm. Đừng quên mua các đồ thủ công mỹ nghệ như đan lát, thêu, tranh vẽ làm kỷ niệm hoặc làm quà tặng vì các sản phẩm của người Tạng và Khương nổi tiếng khắp tỉnh Tứ Xuyên đấy.

 7. Một số lưu ý

Những điểm đến trên cung đường Cửu Trại Câu đều thuộc vùng Tứ Xuyên, với đặc sản là những món tê, cay xé lưỡi với cách nấu nướng nhiều dầu mỡ nên nhìn chung, các món ăn ở vùng này không hợp với khẩu vị của người Việt Nam, Bạn nên mang theo đồ ăn khô như ruốc, muối lạc hay xúc xích để đảm bảo cho các bữa ăn.

Bạn nên mang theo đồ ấm vì khu vực này vào mùa thu nhiệt độ đã xuống khá thấp, dọc hai bên đường đi còn có tuyết và ban đêm trời rất lạnh. Du lịch tự túc bạn cần phải xin visa Trung Quốc và trong đoàn đi nên có người biết tiếng Trung. Nếu chưa quen đi du lịch bụi và không biết nói tiếng Trung, bạn nên mua tour từ các đại lý du lịch tại Thành Đô.

Migola Travel 

                  (Sưu tầm và Tổng hợp)

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

“Sởn da gà” với thành phố ma Phong Đô – Trung Quốc

Đến thăm phủ Khai Phong – nơi Bao Công trừ gian, diệt bạo

Địa mạo Đan Hà, cảnh quan độc nhất vô nhị trên thế giới

mogao-cave-1836

Đến Đôn Hoàng và tham quan hang đá Phật giáo Mạc Cao

Xian

Cố đô Trường An và đội quân bất tử của Tần Thủy Hoàng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hư ảo của hồ Karakul