Đây là trường hợp hiếm có, không phải núi non, hang động nào được xếp loại danh thắng cũng có chuyện khắc thơ nhiều đến như vậy.
Đó là núi Non Nước - ngọn núi khắc nhiều bài thơ cổ nhất Việt Nam, Ninh Bình có tên cổ là Dục Thúy Sơn, nghĩa là "con chim chả” tắm bên dòng sông nước bạc, cao trên 100m. Núi nằm ở vị trí ngã ba sông, giao giữa sông Vân với sông Đáy. Hàng trăm năm trước, chân núi bị sóng biển bào mòn, khoét thành một hõm sâu, từ xa nhìn lại, núi giống như một mái hiên hình vòm cuốn che rợp cả một khoảng sông xanh.
Núi bài thơ làm say lòng biết bao du khách
Nổi tiếng với hơn 40 bài thơ khắc trên vách núi của các danh nhân lịch sử. Nằm nghiêng mình bên ngã ba sông Đáy, sông Vân của thành phố Ninh Bình, Dục Thuý không chỉ là “cảnh tiên nơi cõi tục” mà còn là núi thơ với “thơ phú anh hoa đầy vách gấm” làm mê hồn bao du khách.
Xưa, Dục Thuý Sơn, không chỉ là một cảnh đẹp mà còn là một cứ điểm quân sự lợi hại, kiểm soát đường giao thông thuỷ bộ Bắc-Nam. Nằm ở vị trí trọng yếu kiểm soát đường giao thông thủy, bộ Bắc Nam, tại đây đã diễn ra nhiều trận chiến ác liệt trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, gắn liền với tên tuổi của các chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi như Lương Văn Tụy, Giáp Văn Khương.
Kể từ sau bài thơ khắc núi của Trương Hán Siêu, nhiều người còn biết đến ngọn núi này, như một ''núi thơ''. Nhiều tao nhân mặc khách mỗi khi đến nơi này, đều đề thơ khắc núi.
Giờ đây, trên núi Dục Thuý có tới hàng trăm bài thơ đề trên các vách đá của các danh nhân xa xưa như Lê Thánh Tông, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Ngô Thì Sỹ, Nguyễn Trãi...
Đặt chân tới Dục Thuý Sơn là đến với bảo tàng thơ Hán Nôm - một bảo tàng thi ca của tạo hoá rất sống động và phong phú giữa đất trời. Dục Thuý là núi thơ - một tuyển tập thơ có một không hai ở đất nước ta, chứa đựng những bài thơ có một không hai ở đất nước ta, chứa đựng những bài thơ hay trong bảy thế kỷ qua.
Nằm nghiêng mình bên ngã ba sông Đáy, sông Vân. Dục Thuý (Ninh Bình) không chỉ là “cảnh tiên nơi cõi tục” mà còn là núi thơ với “thơ phú anh hoa đầy vách gấm”
Vào đời Trần, Trương Hán Siêu tự là Thăng Phú, hiệu là Đôn Tẩu - người con của đất Ninh Bình đã khởi tạo nên bảo tàng thơ này, khai sinh ra truyền thống khắc thơ vào núi đá.
Bài thơ đầu tiên ông khắc vào vách núi có tên là Núi Dục Thuý ngợi ca vẻ đẹp của núi và khát vọng tha thiết muốn trở về với quê hương vì sự quyến rũ của phong cảnh Dục Thúy tươi đẹp: Non xanh xanh vẫn như xưa/ Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về!/Sóng in bóng tháp bồ-đề/Mở toang cửa động liền kề chân mây.
Cho đến nay, người ta đã tìm thấy trên dưới 40 bài thơ được khắc trên sườn Non Nước với nhiều thể loại khác nhau, nhiều nhất là loại thơ 4 chữ - tứ tuyệt, ngũ ngôn - năm chữ, tám câu - bát cú, thất ngôn - bảy chữ. Những bài thơ đều thiên về tả cảnh, tả tình gửi gắm niềm tâm sự riêng tư, suy ngẫm về sự hưng vong và nhân tình thế thái… Tác giả của những bài thơ nổi tiếng ấy thường là các bậc đế vương, các danh nhân đất nước như: Trần Nhân Tông, Lê Hiền Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thi Sĩ…
Bất luận thời gian, trải qua bao độ phong sương, mưa nắng của đất trời, những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, nét chữ to, nét chữ nhỏ, khắc trên vách núi vẫn còn in rõ như mới hôm qua.
Những tác phẩm thơ khắc trên đá như những tác phẩm điêu khắc tạo hình hoàn chỉnh cho cái đẹp của núi, cuốn hút du khách lòng không muốn rời, chân không muốn bước để say trong cảnh núi sông tuyệt mỹ.
Dục Thúy Sơn soi mình vào trong dòng nước, cần mẫn thường ngày, lắng đọng từng ngày những câu chuyện kể của chính mình một cách bí ấn. Và đó chính là lời gọi mời du khách viếng thăm...
(Sưu tầm)