Lễ Hội Sữa Chua – Shoton Festival tại Tây Tạng

Shoton Festival (hay Sho Dun Festival, Lễ Hội Sữa Chua) là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Tây Tạng, diễn ra ở Lhasa.

Lễ Hội Sữa Chua Shoton - Lễ hội tôn giáo đặc sắc của người Tạng

Trong ngôn ngữ địa phương, "Xue" (Sho) có nghĩa là sữa chua và "Dun" (Ton) nghĩa là ăn uống & tiệc tùng. Sữa chua Tây Tạng thường được làm từ sữa trâu yak (hay còn gọi là trâu lùn), một đặc sản của Tây Tạng.

lễ hội sữa chua Shoton
Sữa chua Tây Tạng thường được làm từ sữa trâu yak (hay còn gọi là trâu lùn), một đặc sản của Tây Tạng.

Đi ngược dòng lịch sử, Lễ Hội Sữa Chua Shoton bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 11 là một sự kiện hoàn toàn tôn giáo. Tại thời điểm đó, người dân Tây Tạng thường cúng dường sữa chua cho các nhà sư trải qua các khoá tu thiền tại các tu viện Phật Giáo. Từ cuối thế kỷ 17, lễ hội sữa chua Shoton đã trở thành một lễ hội quan trọng của Tây Tạng, đi kèm với âm nhạc, vũ điệu truyền thống, trình diễn bức Thangka khổng lồ, các hoạt động vui chơi giải trí và tôn giáo. Kể từ khi Lễ hội sữa chua Shoton được tổ chức bởi chính quyền Lhasa, lễ hội đã thay đổi thành một cầu nối  kết hợp giữa văn hoá truyền thống và hiện đại.

Lễ khai mạc lễ hội sữa chua Shoton được tổ chức vào khoảng 29/6 đến 1/7 (lịch Tây Tạng). Cung điện Norbulingka, nơi đã từng là cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở ngoại thành phía tây của Lhasa là địa điểm trung tâm cho các lễ kỷ niệm. Trong những ngày lễ hội, toàn bộ các hoạt động nhộn nhịp của Thành phố Lhasa được diễn ra ở khu vực xung quanh cung điện Norbulingka.

Khi lễ hội bắt đầu, nghi thức trải bức tranh Thangka  khổng lồ tại tu viện Drepung là đáng chú ý nhất. Tại đây, bức tranh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rộng khoảng 500m2 đang dần mở trên lưng đồi của tu viện để đón những tia sáng mặt trời đầu tiên chiếu vào bức Thangka vào khoảng 8 giờ sáng. Nghi lễ này được gọi là 'Tắm Phật trong ánh mặt trời".

le-hoi-shoton-1
Thangka khổng lồ ở Tu viện Deprung

Bên cạnh đó, âm nhạc Tây Tạng cũng là một hoạt động hấp dẫn của lễ hội, âm nhạc và các vũ điệu được biểu diễn kể từ ngày thứ hai của lễ hội từ 11:00 sáng đến tối. Các buổi trình diễn thường được diễn ra ở Norbulingka và Longwangtan (Dragon King Pond, Công viên đối diện với cung điện Potala). Những người dân địa phương ngồi trên thảm với gia đình và bạn bè, uống trà bơ, thưởng thức các món ăn và xem biểu diễn, trong khi vẫn cầu nguyện với tràng hạt trong tay. Trong lễ hội này, các trường phái âm nhạc khác nhau của Tây Tạng sẽ cạnh tranh với nhau, các đội từ Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam sẽ đến Lhasa để cải thiện kỹ năng của họ thông qua trao đổi.

Mặc dù lễ hội sữa chua Shoton Festival được tổ chức ở mỗi cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy theo lịch Tây Tạng hàng năm, âm nhạc và các tiết mục đã được các nhạc công Tây Tạng chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trọng đại từ hơn một tháng trước đó. Khoảng ngày 15 tháng 6 theo lịch Tây Tạng, các nhạc công từ khắp các miền, đi xe hay đi bộ ngày và đêm tập họp về Lhasa để tổng dợt và chuẩn bị.

Trong các ngày 8 đến ngày thứ 15 tháng bảy theo lịch Tây Tạng tháng bảy, các buổi diễn âm nhạc sẽ thực hiện trong mọi ngõ ngách của thành phố Lhasa. Đó được gọi là Lhasa Shoton. Sau ngày 16, một số đội biểu diễn có thể đi ra ngoài trung tâm thành phố Lhasa để thực hiện. Những phần lễ hội ở Tu viện Sera, gọi là Sera Shoton, cũng nhộn nhịp không kém ở Deprund hay Norbulingka với nghi thức trình diễn tranh Thangkar. Bên cạnh đó, các hoạt động như đua trâu Yak, đua ngựa, biểu diễn những bài hát địa phương và các điệu nhảy truyền thống vẫn được thực hiện luân phiên.

lễ hội sữa chua Shoton
Lạt ma trẻ trong lễ hội Shoton

Trong khoảng 200 năm qua, lễ hội sữa chua Shoton ở Drepung, Potala và Norbulingka liên tục xuất hiện và sống cùng thành phố Lhasa. Lễ hội đã trở thành một lễ hội lớn cho người dân địa phương, một sự gìn giữ và tiếp nối của văn hóa Tây Tạng. Đây còn là dịp thu hút du khách đến “vùng đất của chư Thiên". Bên cạnh những hoạt động tôn giáo, du khách còn có thể tham gia những hoạt động nhảy múa, xem biểu diễn nhạc kịch, trình diễn nghệ thuật dân gian, xem đua trâu, đua ngựa… Và dĩ nhiên, thưởng thức chén sữa chua đặc trưng hương vị Tây Tạng.

Xem thêm: Tour du lịch Tây Tạng Huyền Bí – Thánh Hồ Namtso

Tommy

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Lễ hội rước xá lợi Răng Phật – Esala Pehera ở Sri Lanka

hoc-vien-phat-giao-larung-gar

Thông Tin Việc Trung Quốc Dỡ Bỏ Larung Gar – Việc Này Có Ảnh Hưởng Du Lịch Tây Tạng Không?

vajra bhaivara mandala

Tìm Hiểu Những Pháp Vật Trong Phật Giáo Tây Tạng

Tìm Hiểu Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng

Văn minh Ấn Độ qua những thành tựu nổi bậc

Tu viện Drikung Thil – Cái nôi của dòng Drikung Kagyu