Kiến thức Phật giáo vô cùng rộng lớn, Mật tông là gì, có lẽ nhiều Phật tử, tín đồ hay những người đang tìm hiểu văn hóa, lịch sử Phật giáo đều rất quan tâm. Phật giáo Mật tông là sự kết hợp độc đáo giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Phật giáo Mật tông được hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau Công nguyên. Mật Tông hay còn gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về những tông phái chính khi đến du lịch Tây Tạng bạn nhé.
Mật tông là gì?
Mật Tông là một từ có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được dùng trong 1 pháp môn có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo kết hợp với Phật giáo Đại thừa. Nói một cách đơn giản nhất, đây là tông phái được hiểu là một giáo phái bí mật được chư Phật sử dụng để dạy thần chú và bắt ấn.
Phật giáo Tây Tạng còn có nhiều tên gọi khác như Mật chú, Mật tông, Kim cương thừa… Pháp môn tu tập này sẽ mang tính chất ý nghĩa, được hình thành dựa trên tâm của Phật giáo Mật tông. Nó được chia thành hai tông phái khác nhau là Kim cương thừa và Chân Ngôn Thừa.
Sự phát triển điều này đã được liên kết với nhiều nhà luận sư nổi tiếng. Góp phần phát triển Phật giáo Mật tông trở thành tôn giáo chính ở Tây Tạng. Và được truyền bá rộng rãi ở nhiều nước châu Á.
Mật Tông-Những tông phái chính
Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là Nyingmapa, Sakyapa, Kagyupa và Gelupa. Mỗi một tông phái thì đều có phương pháp tu hành khác nhau theo các Kinh Mật Tông khác nhau. Nhưng tất cả các tông phái đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông đó là: Lễ Bái, Nghi Lễ , Thiền Quán, Tối Thượng.
Nyingmapa (Ninh Mã)- Mật tông cổ mật
Tông phái Nyingmapa được thành lập bởi ngài Padmasambhava (Guru Rinpoche). Người đã mang Phật giáo Mật tông từ Ấn Độ đến Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Guru Rinpoche đã mang tất cả các mật tông tiếng Phạn đến Tây Tạng. Vì vậy bây giờ Tây Tạng là nơi có đầy đủ tất cả mật tông. Guru Rinpoche đã dịch nhiều kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Và truyền giáo lý Mật thừa cho 25 đệ tử. Cho nên dòng truyền thừa tiếp tục cho đến ngày nay.
Sakyapa (Tát ca)
Phái Sakyapa là một trong bốn truyền thống chính của Phật giáo Tây Tạng (Bên cạnh Nyingma, Gelug, Kagyu). Có nguồn gốc từ thời Đức Phật Thích Ca. Nguồn quan trọng nhất của dòng Sakya là thiền sinh vĩ đại người Ấn Độ Virupa (thế kỷ thứ 9), 1 trong 84 Đại thành tựu giả và quan trọng nhất trong những thành tựu thần kỳ, thông qua Gayadhara (994-1043) cho đệ tử người Tây Tạng của ông, Drokmi Lotsawa Shakya Yeshe (992-1072). Drokmi Lotsawa đã truyền thừa cho đệ tử chính của mình, Khön Könchok Gyalpo (1034-1102).
Kagyupa (Ca nhĩ cư)
Tông này chủ trương thực hành giáo pháp Ðại thủ ấn và Na-rô lục pháp của Naropa. Vào thế kỉ thứ 11, Marpa Chokyi Lodoe là người đưa giáo pháp này từ Ấn Ðộ sang Tây Tạng, truyền cho Milarepa. Từ tông này phát sinh ra những bộ phái khác như karma-kag-yu. Phái Kagyupa rất chú trọng đến việc tâm truyền tâm, từ Ðạo sư trực tiếp đến đến đệ tử.
Gelupa (Cách lỗ)
Phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng, mặc dù là phái trẻ nhất, nhưng lại là trường phái tư tưởng lớn nhất và quan trọng nhất. Xuất hiện vào Thế kỷ 15 thông qua những nỗ lực cải cách của Tsongkhapa. Sự tuân theo hệ phái Gelugpa được coi là hình thức thuần túy nhất của Phật giáo Tây Tạng. Được truyền cảm hứng bởi vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, phái Gelupa đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 17 với sự hỗ trợ mạnh mẽ của người Mông Cổ và người Tây Tạng. Phái Gelugpa nắm giữ quyền lực ở cao nguyên trung tâm Tây Tạng cho đến khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng vào những năm 1950.
Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp
Bạn có muốn đến Tây Tạng huyền bí
Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Tây Tạng Huyền Bí - Thánh hồ Namtso
Hotline tư vấn: 0366.55.66.77
Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh