Phong tục đón Tết của người Triều Tiên

Triều Tiên là quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Du khách tham gia tour Triều Tiên sẽ có rất nhiều thắc mắc về đất nước này chẳng hạn như phong tục tập quán, lễ nghi…Hôm nay, Migola Travel sẽ cùng bạn khám phá ngày tết cổ truyền trên đất nước Triều Tiên.

Ngày Tết ấm áp

Có một thời gian dài, người dân Triều Tiên không ăn Tết cổ truyền, nhưng hiện nay, các phong tục cổ xưa đã được phục hồi, kể từ năm 1989.

Kể từ khi được khôi phục và thừa nhận thì Tết âm lịch đã dần trở lại đúng với vị trí và vai trò của mình trong đời sống tinh thần văn hóa của người dân Triều Tiên. Mặc dù đất nước còn trong tình trạng khó khăn về kinh tế, cấm vận và luôn trong tình trạng một cuộc chiến tranh nóng xảy ra bất cứ lúc nào với các nước lận cận.

Tết Âm lịch ở Triều Tiên chỉ kéo dài 2-3 ngày, gọi là Seol. Cũng như các nước châu Á khác, dịp Tết là thời điểm người dân nơi đây bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, cha mẹ, ông bà và thày cô giáo. Với người Triều Tiên, đặt biệt hơn, đây cũng là thời điểm để họ bày tỏ sự kính trọng đối với các vị lãnh tụ. Tết cũng là thời điểm sum vầy cùng gia đình nên những người sinh sống ở các thành phố xa xôi sẽ quay trở về quê hương để dành thời gian bên gia đình thân yêu.

le-hoi-ngay-tet
Người dân chơi các trò chơi dân gian tại thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Internet)

Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết.

Người dân Triều Tiên chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái xui xẻo của những ngày đã qua cũng như đón may mắn và tốt đẹp đến với năm mới.

Sáng mùng 1, mọi người đều diện trang phục truyền thống của dân tộc mới may dành riêng cho dịp Tết, có tên gọi Solbim, thường sặc sỡ vì được trang trí bằng 5 màu chính và cùng quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.

Trang phục đón Tết với các màu sắc sặc sỡ (Ảnh: Internet)

Món ăn truyền thống

Khi tham gia các tour Triều Tiên, nhiều du khách đặt câu hỏi về món ăn ngày tết của người nơi đây. Nó có khác hay giống với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam không? Ngày tết, cả gia đình sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa, bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác. 

Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân” (Ảnh: Internet)

Thay vì bánh chưng hay bánh tét như Việt Nam, hay bánh gạo như người Hàn Quốc, người Triều Tiên ăn loại bánh gạo có tên songpyeong trong ngày Tết. Đây là loại bánh gạo có hình bán nguyệt, nhỏ hơn và trang trí hoa văn khác nhau.

Bánh gạo Songpyeong là món ăn truyền thống ngày tết của người dân Triều Tiên. (Ảnh: Internet)

Một món ăn khác không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

Món cơm thuốc đặc trưng (Ảnh: Internet)

Nghi lễ đầu năm

Trong ngày đầu năm mới, học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo thực hiện nghi lễ vái lạy sebae. Những người đàn ông cũng lần lượt tới chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và thực hiện nghi lễ sebae với các bậc bề trên.

Nghi lễ cúi chào bề trên là nét truyền thống trong văn hóa ngày Tết của người Triều Tiên. (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy, hình ảnh những người đàn ông với khuôn mặt đỏ hồng vì rượu đi từ nhà này sang nhà rất thường thấy ở Triều Tiên trong dịp năm mới.

Một trong những nghi thức truyền thống của Triều Tiên trong dịp năm mới không thể thiếu đó là cùng nhau tụ họp trước Quảng trường Kim Il-sung. Đây sẽ là nơi người dân Bình Nhưỡng dâng hoa và cúng trước bức tượng khổng lồ của hai vị lãnh đạo quá cố Kim Il-sung và Kim Jong-il. Khi tham gia tour Triều Tiên, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng hai bức tượng này.

Tượng đài 2 vị lãnh đạo quá cố Kim Il-sung và Kim Jong-il (Ảnh: Internet)

Sau nghi lễ dâng hoa và cúng lễ, người dân cùng với du khách nước ngoài sẽ hòa mình vào các điệu nhảy múa tập thể náo nhiệt.

Tuy ngày Tết ngắn ngủi nhưng đây là khoảng thời gian vui tươi hạnh phúc nhất của người dân Triều Tiên năm. Chính phủ Triều Tiên cũng cố gắng hết sức để “bao cấp” cho người dân của họ gạo và muối để có một cái Tết tươm tất, hoặc ít nhất là no bụng.

Những lễ nghi trong ngày tết của người dân Triều Tiên thật sự ấm cúng. Họ luôn đề cao giá trị gia đình và tinh thần dân tộc. Du khách khi tham gia tour Triều Tiên sẽ hiểu hơn và có cái nhìn gần gũi hơn về đất nước bí ẩn này.    

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Phong tục đón Tết của người Triều Tiên

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Khám Phá Bắc Triều Tiên

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

Thời trang của người dân Triều Tiên có gì đặc biệt so với thế giới ?

Những điều thú vị về đất nước Triều Tiên mà bạn nên biết

Điều đặc biệt ở Lagoon Samil – du lịch Bắc Triều Tiên

Du lịch Triều Tiên – Trải nghiệm thành phố Wonsan

Kinh nghiệm du lịch Bắc Triều Tiên (phần tiếp theo)

Bắc Triều Tiên – Còn nhiều điều bạn chưa biết