Tham quan tháp Đại Nhạn – nơi lưu dấu của vị sư Đường Tam Tạng

Đến Tây An (Trung Quốc), thành Trường An xưa trong chuyến du lịch Tân Cương, du khách sẽ có dịp thăm tháp Đại Nhạn, nơi vị sư Đường Tam Tạng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên và là nơi lưu giữ những áng kinh Phật cổ.

Mark_Fischer
Tháp Đại Nhạn (Ảnh: Mark Fischer)

Nơi đây nổi tiếng với những câu chuyện kể về nhà sư Huyền Trang hay còn gọi là Đường Tam Tạng. Hàng năm, ngọn tháp này thu hút hàng nghìn người du lịch Tân Cương để hành hương và cầu nguyện.

Đến Tây An ngày nay, du khách vẫn còn thấy những "đường xưa lối cũ" của một kinh đô hoa lệ, phố hội tấp nập. Bên cạnh những di tích hoành tráng như khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với các hầm chứa đội quân đất nung, khu du lịch viên Phù Dung Đại đường, tường thành Trường An 600 năm tuổi, phố cổ Thư Viên Môn,… Tây An còn nổi tiếng là một thành phố có những địa điểm cổ kính và trầm mặc.

d341bbf74a3965509ea090c0a324f06a-xi-an
Trường An từng là kinh đô của 13 triều đại Trung Hoa. (Ảnh: Internet)

Tòa nhà cổ nổi tiếng nhất trong thành phố mà bạn phải ghé thăm trong chuyến du lịch Tân Cương là Tháp Đại Nhạn (Dayan), được xây dựng cách đây hơn 1300 năm, vào thời nhà Đường, khi Phật giáo cực kỳ hưng thịnh ở Trung Quốc.

Theo sách sử Phật ghi lại, vào giai đoạn năm 629 – 630, nhà sư Trần Huyền Trang đã xuất phát từ lãnh thổ Trung Quốc đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ. Năm 645, sau khi quay về lại quê hương, vị sư này đã cho xây dựng và thành lập một khu dịch thuật kinh Phật khổng lồ từ tiếng Phạn sang chữ Hán.

Theo như những gì lịch sử ghi lại, sư Huyền Trang đã khởi hành từ thành Trường An để đến Ấn Độ tìm học Phật pháp. Ông đi theo Con đường tơ lụa, băng qua sa mạc, đi qua nhiều quốc gia, chiêm bái vô số phật tích và cuối cùng đã đến được Ấn Độ, tại đây ông đã tu học khoảng 17 năm. 

Trong tác phẩm nổi tiếng Đại đường Tây vực sử ký của mình, sư Huyền Trang có ghi lại toàn bộ chuyến hành trình của mình, một quyển sách vô cùng giá trị giúp các chuyên gia nghiên cứu có thể vén được bức màn bí mật bị chôn vùi bởi lịch sử. Ông cũng ghi nhận lại một số nét khác nhau trong Phật giáo các nước, cụ thể như ở Trung Quốc, các chư tăng ni hoàn toàn ăn chay và không ăn mặn, việc ăn thịt bị xem là phạm giới. Trong khi ở một số nước như Quy Từ (một quốc gia cổ thuộc Tân Cương tại Trung Quốc) thì tăng ni được phép ăn thịt tam tịnh nhục, nghĩa là không nghe thấy tiếng con vật bị giết, không nhìn thấy con vật bị giết, và không nghi ngờ con vật đó bị giết vì mình.

1_tIXMWu3f6p_9ORjnnP0RgQ
Hình tượng Đường Tăng trong thư tịch cổ của Trung Quốc. (Ảnh: Internet

Trong Hồi ký Đại Đường Tây Vực ký do sư Huyền Trang soạn thì hành trình đến đất Phật còn nguy hiểm hơn các chuyện giả tưởng trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Có lúc lạc trong sa mạc, đói khát, kiệt lực, sư vẫn tiến tới phía trước và tự nhủ: “Trước kia đã thề nếu không đến được Tây phương cõi Phật quyết không trở về. Thà đến Tây phương mà chết hơn quay về sống hèn”. Đến đất Phật, sư lưu học 5 năm tại Na-Lan Đà-tu viện Phật giáo lớn nhất thời đó, dưới sự dìu dắt của pháp sư Giới Hiền, người có trên mười ngàn tín đồ học đạo.

buddha-1-1400x934
Hành trình đến Tây Thiên thỉnh kinh có muôn vàn sóng gió (Ảnh: Internet)

Về sau, vượt trội trong cuộc tranh luận Phật học lớn nhất thời bấy giờ, sư Huyền Trang trở nên lừng lẫy, được lòng tin yêu của các sư Ấn Độ và các tín đồ. Đặc biệt Sư được sự khâm phục và quý mến của vua Harsha, tín đồ Phật giáo cuối cùng uy quyền nhất. Năm 643, Sư lên đường về quê nhà. Chuyến thỉnh kinh cả lượt đi lượt về của Huyền Trang mất 17 năm. Năm 645 về đến Trường An, đoạn đường ông qua tính ra khoảng 25.000 cây số. Ông mang về nhiều tượng Phật, 150 xá lợi và 657 bộ kinh bằng tiếng Phạn.

Từ đó vua Đường Thái Tôn rất kính trọng sư Huyền Trang, thường cầm tay hỏi han mọi sự, giao ông tường trình chuyến đi kỳ thú và vĩ đại. Đại Đường Tây Vực ký có được là do sư soạn theo lệnh vua. Vua ban cho ông danh hiệu Tam Tạng (tiếng Phạn là Tripitaka) vì là người tinh thông kinh sách cả Ba Tạng, gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Tháp Đại Nhạn được xây năm 652 dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng.

Tháp Đại Nhạn còn được biết đến với tên gọi khác là Đại Yến. Ngọn tháp được đánh giá là kiệt tác vĩ đại bậc nhất của kiến trúc cổ Trung Hoa. Ngày nay, ngọn tháp là nơi lưu giữ và bảo tồn rất nhiều những áng kinh Phật cổ và là địa điểm du lịch nổi tiếng của Tây An khi tham gia tour Tân Cương.

5649425285_fcbe50a7b7_o
Tháp Đại Nhạn còn được biết đến với tên gọi khác là Đại Yến (Ảnh: Internet)

Bài thơ Lên tháp Đại Nhạn (Phùng Chí), bản dịch của Hoàng Trung Thông càng khiến người đời say mê vẻ đẹp của tháp Đại Nhạn. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, tháp vẫn hiên ngang giữa bầu trời rộng lớn...

“Đây tháp cổ đời Đường đã trải 
Bao nhiêu lần người tới viếng chơi 
Câu thơ hay, tự nghĩa đời 
Vẫn còn rung động lòng ai bây giờ 

Những cảnh sắc "mịt mờ vạn thuở" 
Những đau thương "nát đổ non Tần" 
Nghìn năm bên tháp bao quanh 
Vẫn nao lòng kẻ lên thăm tháp này”…

Tòa tháp có 7 tầng, cao 64,5 mét, bằng đất nện, thiết kế hình nón vuông, và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An. Công trình này nằm trong quần thể Đền Đại Từ Ân. Ngay mặt trước quần thể này là bức tượng sư Huyền Trang lớn. Phía sau quần thể này là Quảng trường Bắc, nơi có đài phun nước lớn và nhiều tác phẩm điêu khắc.

Với cấu trúc phân tầng đặc biệt, thiết kế trang nhã, đơn giản, ngôi tháp này trở nên uy nghi và huyền ảo giữa nền trời xanh bao la, trong tiếng chuông chùa ngân vọng. Các tầng tháp đều được thiết kế có cửa sổ dạng cuốn xoay đưa ra bốn hướng tạo nên một tuyệt tác cấu trúc đặc biệt ở bốn mặt tháp. Những ô cửa trên các mặt tháp chính là nét điểm xuyến ấn tượng, thu hút ánh nhìn của mọi người.

big-wild-goose-pagoda1
Đại Nhạn Tháp là một trong bốn công trình Phật giáo nổi tiếng tại Trung Quốc (Ảnh: internet)

Ban đầu tháp có 5 tầng và đã được xây lại năm 704 thời hoàng đế Võ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh. Khi leo lên chiếc cầu thang xoắn của tòa tháp này để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tây An, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng các hình chạm khắc và những bức tượng phật. Mỗi tầng đều có bốn cửa vòm để ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài. 

Đại Nhạn Tháp là một trong bốn công trình Phật giáo nổi tiếng tại Trung Quốc. Nơi đây lưu giữ cả bản gốc và bản dịch của bộ kinh tiếng Phạn mà nhà sư Đường Tăng đã sang Tây Trúc thỉnh về. Ngoài ra, khu tháp còn sở hữu rất nhiều ngôi nhà làm việc, nơi đàm đạo của các tăng sư dịch thuật cổ xưa, bao gồm nhiều phòng ban khác nhau và được liên kết chặt chẽ.

Khi tham gia tour du lịch Tân Cương, du khách sẽ có cơ hội tham quan Tháp Đại Ngạn nổi tiếng của Trung Quốc. Nơi đây còn có tên gọi là Chùa Đại Nhạn và từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng của thành phố Tây An, Trung Quốc.

chua_adrian
Lối vào chùa Đại Nhạn (Ảnh: Internet)

Bước qua cổng chính thì bạn sẽ thấy ngay một gian điện thứ nhất có tên là Thiên Vương Điện. Tại đây có đặt gác chuông ở hai bên. Tiếp đến là điện chính hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Đại điện này bao gồm một điện thờ các chư Phật. Phía sau đại điện này là pháp đường dùng để thuyết pháp giảng kinh. Để tâm hồn được thanh tịnh và thư thái, bạn có thể tìm đến lầu quán để nghỉ ngơi, đọc sách dạo ngắm cảnh sân vườn với không gian xanh mát, tươi tắn, gần gũi với thiên nhiên.

Đường Tam Tạng sau khi thỉnh kinh từ Tây Thiên trở về đã lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán. Cái tên tháp Đại Nhạn được ví như cuộc đời của sư Huyền Trang. Sư giống như con chim nhạn lớn bay đi thật xa, rồi lại quay về (có người gọi là tháp Đại Ưng, tên tiếng Anh là Wild Big Goose Pagoda).

20081224946517794
Các bản dịch kinh Phật của Đường Tam Tạng đã đem lời dạy của đức Phật đến khắp cõi Á Đông (Ảnh: Internet)

Các bản dịch kinh Phật của Đường Tam Tạng đã đem lời dạy của đức Phật đến khắp cõi Á Đông. Nhìn tháp in trên nền trời xanh, mây trắng bay bay, nhớ câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: “Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay” (Tản Đà dịch). Chuyến du lịch Tân Cương sẽ đưa du khách trở về lịch sử hơn nghìn năm trước của Trung Quốc và khám phá những di tích khảo cổ, những công trình kiến trúc đã đi vào lịch sử thế giới. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia tour Con Đường Tơ Lụa - Thảo Nguyên Tân Cương cùng Migola Travel nhé.

Migola Travel Sưu Tầm và Tổng Hợp

Tháp Đại Nhạn - Nơi lưu giữ những áng Kinh Phật cổ

Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây: Tour Con Đường Tơ Lụa – Thảo Nguyên Tân Cương

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cùng Nhau Bình Luận

Tin liên quan

“Hải Thiên Phật Quốc, Nam Hải Thánh Cảnh” – Phổ Đà Sơn

Tây Hồ Hàng Châu- “Thiên Đường Nơi Hạ Giới”

Khám Phá “Cung Điện Mùa Hè” – Di Hòa Viên

Những Điều Bạn Chưa Biết Về Ngũ Đài Sơn

Cửu Hoa Sơn – Thiên Nhiên Hữu Tình

Ngũ Đại Phật Sơn